Trồng dừa xiêm giống hiệu quả ở Chợ Lách
Những năm qua, trong thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều gương nông dân năng động, có cách làm sáng tạo mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, có mô hình trồng dừa xiêm lùn sản xuất cây giống của ông Nguyễn Quốc Trung, ấp Lân Bắc, xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách.
Vườn dừa xiêm sai trái của ông Nguyễn Quốc Trung. Ảnh: Nguyễn Trung
Cách đây gần 8 năm, khi vườn nhãn nhà ông Trung đã có dấu hiệu già cỗi, cùng với bệnh chổi rồng tấn công nên hiệu quả đem lại không cao. Sau khi tham quan, tìm hiểu mô hình trồng dừa xiêm lùn ở huyện Giồng Trôm, nhận thấy thích hợp với điều kiện vườn nhà, ông liền mua gần 100 trái dừa giống về trồng trên diện tích 3.000m2. Sau gần 3 năm chăm sóc, vườn dừa xiêm lùn đã bắt đầu cho trái, thế nhưng, ông Trung không bán trái mà để lại sản xuất cây giống. Khi mới bắt tay vào trồng dừa, nhiều gia đình xung quanh cho rằng đây là việc làm khó hiểu, bởi Phú Sơn từ lâu đã nổi tiếng với nghề sản xuất cây giống và hoa kiểng. Không nản lòng, ông quyết tâm thực hiện.
Bằng sự cần cù, chịu khó, vườn dừa xiêm lùn của ông Trung luôn sai trái. Hiện trung bình mỗi năm ông thu hoạch 18.000 trái để làm dừa giống. Với tỷ lệ ương đạt 80%, sau 1,5 tháng ông có thể bán ra thị trường với giá từ 27 - 30 ngàn đồng/cây. Thị trường tiêu thụ là các cơ sở cây giống trong xã, các địa phương lân cận và khách hàng các tỉnh miền Trung, miền Đông và Cao nguyên. Mỗi năm, ông thu nhập từ bán dừa giống khoảng 400 triệu đồng.
Ông Trung cho biết, để ương dừa giống đạt chất lượng và số lượng thì phải lựa những buồng dừa vừa rám, dùng dây cột lại cắt buồng hạ từ từ xuống, tránh va chạm mạnh đến trái sẽ gây ảnh hưởng đến phôi của cây sau này. Sau đó, dùng dao dạt, rồi đem dừa trái sắp thành hàng, tiến hành xịt thuốc diệt sâu bọ và dùng nylon đậy kín lại.
Cây dừa xiêm lùn cho trái sớm, sai trái, mang lại hiệu quả kinh tế cao và lâu dài. Người trồng có thể thu hoạch sau khoảng 2 - 3 năm trồng, kéo dài 25 - 30 năm. Mỗi năm, một cây dừa xiêm lùn cho thu hoạch trung bình 200 - 300 trái. “Để đảm bảo trái cho đời sau được thuần chủng, cần trồng tập trung, không trồng chung với giống dừa khác. Để đảm bảo nguồn giống sản xuất đủ cung ứng cho thị trường, thì khâu chăm sóc rất quan trọng. Sau mỗi lần thu hoạch, tôi bón phân hữu cơ, kết hợp với phân vô cơ nhằm giúp cho cây phát triển và sai trái” - ông Trung chia sẻ kinh nghiệm.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ