Trồng lạc trên đất lúa một vụ cho thu nhập cao
Ngành nghề chính là sản xuất nông nghiệp, trồng chủ yếu là: lạc, đậu tương, mía, khoai, sắn…trong đó diện tích đất ruộng cấy lúa cả năm đạt 158ha.
Chính vì vậy, để từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền xã đã lãnh đạo nhân dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi với mục tiêu giải quyết vấn đề lương thực tại chỗ và khai thác hiệu quả những tiềm năng sẵn có của địa phương tiến tới xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Để thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ phù hợp với điều kiện đồng đất.
Vụ mùa bà con trồng lúa để đảm bảo lương thực cho cả năm; vụ xuân trồng lạc cho thu nhập cao lên được người dân quan tâm, chú trọng đến cây trồng này.
Cây lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao.
Mấy năm gần đây, lạc đã trở thành cây trồng hàng hoá ở xã Mãn Đức, không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải tạo đất, đặc biệt thích hợp với những vùng đất khó khăn về nước tưới.
Hàng năm, ngay từ đầu vụ, ngoài việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch gọn vùng sản xuất thuận tiện cho việc tưới tiêu, xã đã phối hợp với Phòng NN-PTNT, Trạm Khuyến nông huyện… tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc lạc xuân, vận động những hộ có diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng lạc xuân…
Trong vụ xuân năm 2012, xã Mãn Đức có tổng diện tích lạc xuân 18,5ha.
Lạc là cây dễ trồng, có thể trồng trên nhiều loại đất: đất đồi, đất ruộng, đất bãi ven sông.
Tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là đất cát pha, đất thịt nhẹ dễ thoát nước.
Lạc còn là cây trồng ngắn ngày, vốn đầu tư ít và đầu ra tương đối thuận lợi nên nông dân yên tâm mở rộng diện tích.
Hiện nay, giá lạc luôn ổn định và ngày càng tăng.
Theo bà con trồng lạc ở xóm Tân Phong cho biết giá bán năm nay có nhỉnh hơn chút ít với giá lạc tươi là 10.000 – 12.000đ/1kg, giá lạc khô là 22.000 – 25.000đ/1kg, thị trường tiêu thụ ổn định góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
Điều đáng nói là sau khi thu hoạch xong bà con nông dân có thể tự lựa chọn những củ lạc đẹp để giống cho vụ sau mà năng suất cây lạc không bị ảnh hưởng, góp phần giảm chi phí và chủ động về giống.
Hơn nữa vì dễ bảo quản nên lạc không chịu sức ép về thời gian tiêu thụ như một số nông sản khác.
Để cây lạc sinh trưởng và phát triển tốt cán bộ khuyến nông viên xã cùng bà con đã thường xuyên bám sát kiểm tra đồng ruộng phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời.
Chủ động phòng, trừ sâu bệnh bằng cách bón phân cân đối, chăm sóc hợp lý, áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Vụ xuân năm nay thời tiết khắc nghiệt, rét đậm rét hại kéo dài nhưng được sự chỉ đạo của chính quyền, giống lạc địa phương được đưa vào trồng vẫn sinh trưởng và phát triển tốt năng xuất bình quân đạt 18 tạ/ha.
Đồng thời thay đổi nhận thức của từng người dân trong việc luân canh cây trồng cải tạo đất ruộng 1 vụ, không bỏ hoang phí ruộng đất và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích cho hộ gia đình và tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Từ hiệu quả kinh tế mang lại đã thay đổi căn bản đời sống của người dân, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm xuống còn 27,31%, thu nhập bình quân năm 2011 đạt 12 triệu đồng/người/năm.
Tuy nhiên việc sản xuất của bà con nông dân vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chủ yếu sử dụng các giống lạc truyền thống, nên năng suất chất lượng thấp.
Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay cho chính quyền địa phương xã Mãn Đức là cần xây dựng đề án phát triển lạc cao sản hoặc theo vùng sản xuất chuyên canh.
Đồng thời, từng bước cải tạo nguồn giống, thay thế dần những giống lạc truyền thống kém năng suất sang trồng lạc lai cho giá trị kinh tế cao
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ