Trồng mía lưu gốc làm chơi ăn thật
Năm 2012, từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, Hậu Giang đã triển khai xây dựng dự án tu bổ nâng cấp đê bao vùng mía nguyên liệu Phụng Hiệp nhằm bảo vệ hơn 6.000ha mía, giúp người dân chủ động bơm thoát nước khi có lũ, nâng cao hiệu quả kinh tế trong trồng mía.
Gắn bó với cây mía gần nửa đời người, nhưng mãi đến vụ mía năm 2015 thấy đê bao kiên cố, không làm ngập diện tích mía, ông Phạm Hoàng Thiết ở ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu mới mạnh dạn áp dụng lưu gốc giống mía K 88 - 95 trên diện tích 2,5ha của gia đình. Theo dự đoán của ông Thiết, ruộng mía lưu gốc năm nay sẽ cho năng suất cao hơn so với hình thức trồng mới, do mía lưu gốc thường mọc thành bụi, số cây trong hàng nhiều hơn hình thức mía trồng mới.
“Mấy năm trước khi chưa có đê bao, đến mùa lũ thường gây ngập trên diện rộng. Nhưng từ khi có đê bao, gia đình tôi không lo mía bị ngập nữa. Tuy chưa thu hoạch, nhưng nhìn quá trình phát triển của cây mía cũng thấy phấn khởi. Bụi nào cũng có 2 - 3 cây, trong khi mía trồng theo hình thức xuống giống, mỗi bụi chỉ có 1 cây”.
Được biết, dù mới là năm đầu tiên áp dụng kỹ thuật trồng mía lưu gốc, nhưng nông dân Phụng Hiệp đã lưu gốc được 574ha. Bà con cho biết, trồng mía lưu gốc giảm khoảng 40% chi phí đầu tư (tương đương 3 triệu đồng/công), bởi tiết kiệm được tiền mua mía giống, tiền đào học, nhân công trồng mía...
Ông Trần văn Tuấn - Trưởng phòng NNPTNT huyện Phụng Hiệp cho biết: “Trồng mía lưu gốc có nhiều cái lợi. Với nông dân, trồng mía theo hình thức này sẽ tiết giảm chi phí đầu tư, với các nhà máy đường, hình thức này cũng góp phần rải vụ, không bị động trong khâu thu hoạch”.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ