Trồng ngô đông làm đất tối thiểu
Kỹ thuật trồng
- Mật độ trồng: Từ 6 - 6,5 vạn cây/ha (2.200 - 2.350 cây/sào Bắc bộ).
- Khoảng cách trồng:
Hàng cách hàng: 60 - 65 cm. Cây cách cây: 22 - 24 cm.
- Cách đặt bầu:
Đặt bầu theo hướng lá, xòe ra 2 bên mép luống. Đặt bầu theo kiểu nanh sấu.
Phân bón
- Với việc điều chỉnh mật độ cây 6 - 6,5 vạn cây/ha so với mật độ trồng bình thường của nông dân hiện nay là 4 -4,2 vạn cây/ha.
Lượng phân bón cho 1 ha tăng 15 - 20% so với quy trình đang khuyến cáo, liều lượng phân bón cho 1 ha gồm phân chuồng 8 - 10 tấn, hoặc 1 tấn phân hữu cơ vi sinh; phân bón vô cơ nguyên chất: 240 kg N + 140 kg P2O5 + 140 kg K2O.
- Phương pháp bón: Bón sớm và đủ chất dinh dưỡng cho ngô là rất quan trọng.
Với ngô bầu nên bón 3 lần:
+ Lần 1 bón lót toàn bộ phân chuồng/ hữu cơ vi sinh, phân lân và 1/3 lượng phân ure.
+ Lần 2 bón thúc khi ngô 5 - 6 lá, bón 1/3 lượng ure + 1/2 lượng kali.
+ Lần 2 bón thúc khi ngô 10 - 11 lá (bắt đầu xoáy nõn), bón 1/3 lượng ure + 1/2 lượng kali còn lại.
- Sử dụng phân đơn hoặc các loại phân DAP, NPK tổng hợp với lượng bón nguyên chất theo quy trình.
Tùy theo từng loại đất trồng, có thể điều chỉnh tăng, giảm liều lượng cho phù hợp.
Quản lý nước
- Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển luôn cần đảm bảo đủ ẩm cho ngô, nhưng tuyệt đối không được để ngô bị ngập nước.
Trong giai đoạn đầu vụ đông thường có các trận mưa lớn, cần hết sức lưu ý thoát nước kịp thời cho ngô, không để ngô bị ngập quá 24 giờ, điều này sẽ làm cho ngô sinh trưởng kém hoặc làm chết cây con.
- Trong điều kiện thủy lợi thuận lợi, nên tưới từ 5 - 7 lần trong suốt quá trình từ gieo trồng đến sau trỗ cờ 20 ngày, tưới nước nên kết hợp với các kỳ bón phân.
Có thể duy trì mực nước thường xuyên trong rãnh từ 5 - 7 cm.
- Trong điều kiện bị khô hạn, nếu cây con có biểu hiện thiếu nước (lá nhỏ, lá quăn) cần phải tưới bổ sung.
Quản lý cỏ dại
Trước khi đưa cây bầu ra ruộng, có thể dùng thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm phổ biến hiện nay trên thị trường như Maizine 80WP, với liều lượng sử dụng là 2,5 - 3 kg/ha, pha với 400 lít nước để xử lý cỏ dại.
Nếu ruộng vẫn còn cỏ sau khi cây mọc thì phun thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm Gramoxone 20SC, với liều dùng 3 lít/ha, pha với 400 lít nước, lưu ý khi phu cần gắn phễu chụp để tránh thuốc dính vào cây ngô.
Phòng trừ sâu bệnh
Chú ý các loại sâu bệnh chính trong vụ đông như sâu xám, sâu cắn lá, sâu đục thân, rệp cờ, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá lớn, bệnh lùn, lùn xoắn lá.
Phòng trừ sâu bệnh theo quy trình chung đang khuyến cáo tại các địa phương.
Thu hoạch và sơ chế
+ Thu hoạch khi ngô chín hoàn toàn hoặc chín sinh lý (dấu hiệu chín sinh lý khi chân hạt có vết đen hoặc 75% số cây có lá bi khô), độ ẩm đạt 28 - 30% là có thể thu hoạch.
Có thể thu hoạch muộn hơn nếu thời tiết cho phép.
+ Sử dụng các loại máy bóc vỏ, tách hạt ngô để giảm công lao động.
+ Phơi nắng hoặc sấy đến khi ẩm độ hạt còn 14 - 15% thì đóng bao cất trữ nơi thoáng mát, khô ráo.
Nguyên nhân khiến diện tích ngô đông ở miền Bắc sụt giảm mạnh thời gian vừa qua có nhiều lý do, trong đó có lý do chi phí đầu tư cho vật tư phân bón, thuốc trừ sâu chiếm 30 - 40% và chi phí về công lao động cũng quá cao, chiếm khoảng 30% giá thành sản phẩm.
Trong khi đó năng suất bình quân thấp hơn nhiều so với thế giới, chỉ khoảng trên 4 tấn/ha (ngưỡng lãi phải trên 6 tấn) nên nông dân không mặn mà.
Việc áp dụng những kỹ thuật mới vào SX cùng với tích tụ đất đai, tổ chức SX trên quy mô lớn sẽ giải quyết được vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ