Trồng sơri theo kỹ thuật Nhật
Bằng kinh nghiệm của mình, anh Trần Văn Hữu ở ấp Bình Thành, xã Bình Phú, TX.Bến Tre (Bến Tre) cho sơri ra trái rải vụ, tránh thu hoạch rộ, tăng lợi nhuận.
Sau khi thu hoạch, tiến hành tỉa cành cho cây thông thoáng và nhận đủ ánh sáng, bón phân cho mỗi gốc 300g NPK 16-16-8 kết hợp phun phân bón lá F.Bo ướt đều lên tán cây.
Sau 10 ngày cây sẽ ra hoa đồng loạt, sau khi hoa nở rộ phun GA3, một gói cho bình 8 lít giúp cây đậu trái tốt.
Để sơri ra hoa sớm, vào đầu mùa mưa (tháng 4) tưới nước ướt đẫm cây, đồng thời dùng chế phấm bón lá ra hoa C.A.T + F.Bo phun ướt đều tán cây 2 lần (5 ngày/lần), cây sẽ ra hoa sớm và đồng loạt hơn vụ chính 15 ngày.
Còn muốn xử lý ra hoa trễ thì khi cây ra hoa rộ vào đầu mùa mưa tiến hành làm cho hoa rụng bằng cách dùng cây chà qua cho hoa rụng hoặc phun phân ure, liều lượng 150g/bình 8 lít.
Sau khi hoa rụng xong, bón cho cây một đợt phân rồi phun chế phẩm ra hoa C.A.T + F.Bo, phun ướt đều tán cây 2 lần (7 ngày/lần) cây sẽ ra hoa đồng loạt và trễ hơn vụ 1 và sớm hơn vụ 2 khoảng 15 ngày.
Trên cùng một mảnh vườn, để hạn chế thu hoạch rộ một lần, nhà vườn có thể chia thành ba khu xử lý khác nhau.
Khu 1: Xử lý cho ra hoa đậu trái tự nhiên.
Khu 2: Xử lý ra hoa đậu trái trễ hơn khu thứ nhất 10 ngày.
Khu 3: Xử lý ra hoa đậu trái trễ hơn khu thứ nhất 20 ngày.
Với cách phân bố này, nhà vườn sẽ hạn chế thu hoạch trái rộ một đợt.Ông Dương Văn Hoanh, xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, cho biết trước đây ông trồng sơri theo kỹ thuật truyền thống.
Nhưng sau khi nghe nhà máy chế biến sơri của công ty Nhật bắt đầu đi vào hoạt động và mua sơri của người dân, ông rất phấn khởi và đăng ký chuyển qua trồng theo kỹ thuật này.
“Trồng theo kỹ thuật canh tác của Nhật thì sơri sẽ cho trái đồng đều hơn, chất lượng hơn và đặc biệt đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng” - ông Hoanh nói.
Cụ thể, hộ dân nào đồng ý bán sơri cho công ty Nhật sẽ được Công ty Nichirei Suco cho nhân viên kỹ thuật đến hướng dẫn cách trồng và chăm sóc.
Mỗi tuần, nhân viên kỹ thuật của công ty sẽ đến vườn ghi chép thông tin về việc chăm sóc, bón phân và phun thuốc rất chi tiết và tỉ mỉ.
Vườn trồng sơri cũng phải được cắt tỉa đảm bảo thông thoáng.
Xung quanh vườn phải đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn sinh học.
Ông Phạm Ngọc Liễu, cố vấn kỹ thuật tại Trung tâm nghiên cứu cây sơri Gò Công (thuộc Công ty TNHH Nichirei Suco VN), cho biết trồng sơri theo kỹ thuật canh tác của Nhật cũng có những công đoạn, quy trình canh tác giống như canh tác theo quy trình VietGAP.
Từ giai đoạn hoa nở đến khi ra trái thì nông dân được khuyến khích phun các loại thuốc có độc tố từ nhóm ba trở đi.
Hiện tại, diện tích trồng sơri theo kỹ thuật canh tác của Nhật khoảng 70ha với 410 hộ dân, tập trung chủ yếu tại hai xã Bình Ân và Tân Đông của huyện Gò Công Đông.
Riêng nhà máy của Nichirei Suco có công suất 3 tấn/ngày đặt tại xã Bình Nghị với tổng vốn đầu tư khoảng 90 tỉ đồng, do Nhật đầu tư 100% vốn.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ