Trồng và bón phân cho đậu cove trong thùng xốp
Đọc đến đây, có bạn nói nếu trồng rau sạch thì không sử dụng phân bón vô cơ (đạm, lân, kali, npk). Tuy nhiên, nhận thức như vậy là sai lầm. Rau sạch phải hiểu rộng một chút là rau an toàn nghĩa là các chỉ tiêu về rau sạch phải đạt được như: lượng nitrat tồn dư trên rau không đáng kể, lượng vi sinh vật còn trên rau thấp, bón phân vô cơ hay hữu cơ phải đảm bảo cách ly trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày, sử dụng thuốc trừ sâu đúng nguyên tắc 4 đúng...
Với rau ăn lá, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng 100% các loại phân hữu cơ hoai mục, phân cá, phân vi sinh hay phân giun... để trồng tuy nhiên với rau ăn quả, ăn củ lại khác. Rau ăn quả cần nhiều chất dinh dưỡng để ra hoa, nuôi quả. Nếu chỉ sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ thì năng suất sẽ rất thấp thậm chí không có quả, củ luôn. Để đảm bảo lượng quả, củ nhiều và lớn thì người ta buộc phải sử dụng phân vô cơ.
"Chào các bạn , nếu gõ gút gồ thì có cả trăm kết quả cho dòng Chủ Đề trên nhưng mình thấy rất khó với những mem mới vì đơn vị tính toàn bằng ha . vì vậy sau 2 tháng thử nghiệm mình đã trồng thành công đậu cove với phân bón vô cơ NPK mà ai cũng có thể mua đc ở bất cứ đâu .còn tất nhiên những vụ trc mình cũng đã thu hoạch dài dài khi tưới bằng ddtc nhưng cái này cũng rất nan giải với ai chưa bít .
1. Chuẩn bị :
+ Với thùng xốp 50x37x30 cm (dài, rộng, cao), mình trồng đc 8 cây bằng cách sau: 4 góc thùng mỗi góc gieo 3 hạt. Khi cây có lá thật tỉa bỏ 1 cây kém đi, còn khoảng tâm giữa của thùng để trống sau này bón phân.
+ Với 8 cây trên thì tổng lượng phân cần cho 1 thùng là: 30g đạm Ure, 100g supe Lân, 40g Kali.
+ Trước khi trồng 1 tuần thì bón lót cho 100g vôi/1 thùng. Trộn đều với đất trước 1 tuần. Ngoài ra bổ sung thêm 1kg phân chuồng mục + 100g phân vi sinh (nếu không có phân mục thì bón 200g phân vi sinh) và hỗn hợp phân vô: 13g Ure (đạm) +100g lân +15g Kali (số phân NPK này đào khoảng giữa thùng rồi vùi sâu xuống - lấp đất lên).
2. Ngâm hạt:
- Ngâm hạt bằng nước ấm trong 30' rồi gói vào khăn ẩm - cho vào túi nylon buộc kín sau 1 ngày hạt nứt nanh đâm rễ ra thì mang gieo vào 4 góc thùng.
- Nên tưới đẫm nước thùng đất trước 1 hôm rồi hôm sau gieo hạt không cần tưới.
- Chỉ cần đậy nắp 1-2 hôm chờ hạt nảy mầm, không nên tưới nhiều nước làm thối hạt.
- Bới nhẹ đất để bụng hạt xuống phía dưới và phủ 1 lớp đất mỏng lên là được.
3. Làm giàn:
- Tuỳ theo điều kiện và vật liệu có sẵn, có thể làm giàn bằng tre, lứa hay dây nylon.
- Khi cây có 2 lá thật thì chuẩn bị cắm giàn, miễn sao cây leo dễ dàng là đảm bảo.
4. Bón phân:
- Sau khi cây chồi lên mặt đất khoảng 10 ngày hòa 3g ure với 1lit nước tưới .
- Lần 2 sau 20-25 ngày: 7g ure + 10g Kali (đào hố vùi vào giữa rồi tưới nước vào đó).
- Lần 3 sau 40-50 ngày: 10g ure + 15g Kali (như trên...).
* Có thể tưới bổ sung 3g đạm và 2g kali sau mỗi lần thu trái để cây khỏe mạnh hơn, cho trái sai và bên cây.
- Thực tế cho thấy khoảng 1 tháng 10 ngày là có quả măm
Chú ý :
- Khi cây nảy mầm và khi bón phân nên ghi ngày tháng để tiện cho việc bón phân các lần tới
- Vì số lượng phân tính bằng gram nên những bạn nào không có cân vi lượng ta có thể làm theo cách sau: lấy 100g phân hòa với 100 ml nước. Mua 1 cái xilanh to loại 30ml, mỗi lần dùng thì hút ra 1g phân sẽ tương đương 1 ml nước. Nhớ lắc lên trước khi hút phân ra nhé.
- Còn 1 cách nữa tuy không chính xác lắm nhưng cũng dùng được: Đong đầy tương đối thì 1 thìa cafe Ure sẽ ~ 2-3g, kali ~3-4g.
- Đậu cove của mình gieo ngày 25/10. Sau hơn 1 tháng đã cho hoa trĩu trịt rồi đây.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ