Mô hình kinh tế Trồng xen dâu tằm với chanh dây, bơ, thu 4 tỷ đồng/năm

Trồng xen dâu tằm với chanh dây, bơ, thu 4 tỷ đồng/năm

Tác giả An Như (Tổng hợp), ngày đăng 19/05/2020

Trồng xen dâu tằm với chanh dây, bơ, thu 4 tỷ đồng/năm

Đó là mô hình của anh Bùi Trung Hiếu ở thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Đắk G'Long (Đắk Nông).

Anh Hiếu trồng xen cây dâu tằm trong vườn chanh dây

Từ những khoảnh đất trống trong vườn chanh dây, cà phê, bơ, anh Bùi Trung Hiếu đã thu thêm 1,5 tỷ đồng/năm nhờ đưa cây dâu về "sống chung".

Năm 2016, thấy việc độc canh lãng phí đất đai, anh Bùi Trung Hiếu, thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Đắk G'Long (Đắk Nông) đã đưa dâu tằm về trồng xen.

"Sau khi cải tạo vườn tiêu bị chết, tôi đã trồng chanh dây, bơ, cà phê. Song, thấy đất quá lãng phí, nên đã đưa cây dâu tằm vào trồng xen", anh Hiếu nói.

Ban đầu, việc trồng xen này chỉ nhằm mục đích lấy ngắn nuôi dài. Tuy nhiên, kết quả rất bất ngờ, cây dâu phát triển nhanh, trở thành "vệ sĩ" cho cà phê, bơ, chanh dây mới trồng; hạn chế được  nước tưới, giảm công làm cỏ.

Đặc biệt, do không thể sử dụng thuốc BVTV với cây dâu, nên vườn chanh dây  hoàn toàn sạch, an toàn cho người sử dụng; tiết kiệm công lao động, chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh.

Do không sử dụng thuốc BVTV nên tăng độ phì nhiêu cho đất, tạo sức đề kháng cho cây trồng, ngoài bón phân vi sinh, anh Hiếu sử dụng toàn bộ phân tằm bón cho vườn cây.

Nhờ đó, cây xanh tốt, ít bệnh hại. Ngoài ra, cây dâu còn giúp cải thiện môi trường đất, phân tán dịch bệnh, nên các loại cây khác sinh trưởng tốt.

Mặc dù trồng xen, nhưng thu nhập “khủng”, mỗi tuần anh Hiếu thu hơn 35 triệu đồng từ cây dâu. "Nhờ trồng dâu, mỗi tuần tôi nuôi 5 hộp kén và gối liên tục. Tiền bán kén, hơn 35 triệu đồng/tuần", anh Hiếu kể. 

Theo anh Hiếu, việc trồng xen dâu tằm trên 13 ha chanh dây, bơ và cà phê, mỗi năm chỉ tính riêng dâu tằm (đã trừ các khoản chi phí) bỏ túi được hơn 1,5 tỷ đồng.

Ngoài cây dâu, 6 ha chanh dây, 7ha bơ và cà phê đang cho thu hoạch, mỗi năm anh Hiếu thu về gần 4 tỷ đồng. Tính ra, 1ha thu 700 triệu đồng- cao hơn rất nhiều so với chỉ trồng một loại cây.

Buôn Ma Thuột: Tập huấn sản xuất và tái canh cà phê cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk và Trạm Khuyến nông TP. Buôn Ma Thuột vừa triển khai 4 lớp tập huấn sản xuất và tái canh cà phê bền vững, cho gần 150 nông dân tại xã Ea Tu.

Mỗi lớp tập huấn 3 buổi, học viên được khảo sát về thực trạng sản xuất, nhu cầu đào tạo, tập huấn về canh tác cà phê bền vững.

Đồng thời, được tiếp cận kiến thức sản xuất và tái canh cà phê như: kỹ thuật trồng và chăm sóc, quản lý nước tưới, dinh dưỡng, sâu bệnh hại, kỹ thuật tạo hình cho vườn cà phê, kỹ thuật thu hái, bảo quản.

Nội dung tập huấn chú trọng đến  sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, và thực hành tại vườn cây của học viên, nhằm phân tích ưu, nhược điểm của thói quen canh tác truyền thống, đối với sự phát triển bền vững vườn cà phê.

Theo kế hoạch, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk và Trạm Khuyến nông Thành phố, sẽ tổ chức 19 lớp, tại 5 xã: Ea Tu, Hòa Thuận, Hòa Thắng, Ea Kao và Cư Êbur. Đây là hoạt động nằm trong Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) đối với sản xuất cà phê tại Đắk Lắk.

Lâm Đồng: Mắc ca che bóng trên đồi cà phê

“Tôi sống chết với mô hình cà phê xen mắc ca, và còn gắn bó với hai loại cây này”, anh Trịnh Quốc Kỳ, nông dân thôn Hoàn Kiếm 3, xã Nam Hà, huyện Lâm Hà chia sẻ

Vườn cà phê – mắc ca của anh Kỳ . Ảnh: D.Q

Cũng như hầu hết gia đình ở xã Nam Hà, anh  Kỳ chủ yếu trồng cà phê. Chỉ khác với nhiều vườn trồng thuần, nhưng gần chục năm nay, anh Kỳ trồng xen mắc ca.

Anh cho biết, cà phê  trồng rất lâu rồi, nhưng tới năm 2010, thấy có người giới thiệu cây mắc ca, anh đã sang Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên  mua 500 cây mắc ca về trồng xen trên diện tích 4 ha.

Từ đó, mắc ca trở thành cây trồng không thể thiếu trong vườn cà phê, cho gia đình thu nhập không nhỏ.

Vườn cà phê của anh Kỳ nằm trên đồi, chịu gió táp suốt ngày đêm. Nếu không có cây che bóng,  đúng đợt cây đang ra bông, hoặc đậu trái non, thì ảnh hưởng rất nặng.

Trồng mắc ca, cây chắn gió, tạo bóng nên cà phê sống ở tầng dưới yên ổn hẳn, gió mạnh cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Hiện, vườn cà phê của anh sống chung với những cây mắc ca cao, to, tạo thành tầng trên, che bóng mát cho tầng dưới.

Có cây che bóng, vườn cà phê bớt cỏ, bớt khô hạn, nhiệt độ mát hơn so vườn trồng thuần. Bởi vậy, dù cà phê trồng đã lâu, anh đang chọn những cây già, ít trái, đốn phục hồi, cải tạo lại, nhưng năng suất vẫn đạt 5 tấn/ha, khá cao.

Không chỉ che nắng, chắn gió, mắc ca còn cho thu nhập không nhỏ. “Vụ cà phê vào cuối năm, mắc ca thu hoạch từ tháng 3 – 6, nên công cán rất thoải mái, nhà tôi hai vợ chồng tự làm, không cần công ngoài. 

Riêng năm nay, 400 cây chúng tôi thu 1,7 tấn hạt mắc ca, giá trung bình 90 ngàn đồng/kg. Riêng tiền mắc ca thu 170 triệu đồng/năm”. Anh Kỳ đã trồng mới gần 1,5 ha cà phê giống mới, và tiếp tục trồng xen mắc ca.

Anh chia sẻ: “Trồng mắc ca lợi ích rõ ràng, vừa tốt cà phê, vừa có thêm thu nhập, công chăm sóc rất ít. Quan trọng là giống phải chuẩn, vì giống không chuẩn, trái ít hoặc rất nhỏ, mất công trồng/chặt. Giống hiện tại, tôi lấy của Công ty Him Lam”. 

Gần triệu đồng một kg nấm gan bò Đà Lạt

Vào mùa mưa, ở Đà Lạt (Lâm Đồng) hay các tỉnh phía Bắc như Lào Cai lại đến dịp khai thác nấm gan bò.

Phát triển nấm thương thương phẩm trên địa bàn Gia Lai

Chị Hương, quận 3 TP Hồ Chí Minh, cho biết, vừa đặt mua 3 kg nấm gan bò  Đà Lạt. Loại này thường được người dân đi tìm ở các rừng thông mỗi khi mưa kéo dài. Cũng chính vì đầu mùa nên phải trả 900.000 đồng/ kg.

"Sở dĩ tôi chuộng loại nấm này, vì có lần tới Đà Lạt, được ăn món nấm xào sả, và lẩu nấm, nên mê từ đó. Loại nấm này có vị đắng nhẹ đặc trưng, nhưng thơm và dai.

Nghe nói, chúng còn có công dụng tốt cho sức khỏe như thanh nhiệt, giải độc, chữa bệnh tiểu đường...", chị Hương nói.

Cũng là "fan ruột" của loại nấm gan bò, chị Hạnh ở Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, cứ đến mùa là gia đình chị đặt mua hàng chục kg.

"Vì đầu mùa, nấm gan bò còn ít, nên đợt này mối chuyên bán nấm ở Lâm Đồng chỉ gửi cho tôi được vài kg/ đợt. Giá 800.000 đồng/kg, chưa bao gồm phí vận chuyển. Thông thường đặt trước 7-10 ngày mới có hàng", chị Hạnh nói.

Chuyên đi săn nấm ở Đà Lạt, anh Hòa cho biết, ngày nào may mắn thì  được khoảng 4-5 kg nấm gan bò, để bù lại cho những ngày về không. Ngoài để ăn, anh còn bán cho các nhà hàng, quán ăn ở Đà Lạt với giá 400.000 đồng/kg  .

"Trước đây nấm thông tươi chỉ khoảng 200 - 250.000 đồng/kg, nhưng nay nhu cầu tăng, hàng lại hiếm, nên giá tăng gấp đôi so cách đây vài năm", anh Hòa cho hay.

Tại Lào Cai, loại nấm này cũng đang được thu gom với giá 500 -650.000 đồng/kg..

Chủ cơ sở chuyên bán và thu mua nấm ở Nhạc Sơn (Lào Cai) cho biết, nấm gan bò mới bắt đầu vào mùa, nên số lượng chưa nhiều. Do đó, ngoài bán hàng trong nước, cửa hàng còn bán thêm cả nấm nhập. Giá 800.000 đồng/kg, khách mua 20 kg sẽ được giảm giá.

"Mỗi ngày cửa hàng có hàng chục khách đặt mua nấm gan bò, nhưng đa phần không có hàng bản địa để bán, vì số lượng thu mua chưa nhiều, nên khách thường phải lấy nấm đông lạnh, nhập từ nước ngoài.

Tuy nhiên, chất lượng 10 cây như 10", chủ cơ sở này quảng cáo và cho hay, nấm gan bò mọc hoàn toàn tự nhiên dưới tán rừng thông thường còn được gọi là nấm thông.

Thành phần của nấm có đặc tính chống viêm, chứa hàm lượng cao chất cytotoxicity, giúp tăng cường sức khỏe.  


Khởi nghiệp từ mô hình nuôi vịt khép kín Khởi nghiệp từ mô hình nuôi vịt khép… Nhà vườn Bến Tre chọn lọc giống xoài ngon Nhà vườn Bến Tre chọn lọc giống xoài…