Tin nông nghiệp Trung, vi lượng ảnh hưởng đến hương vị cà phê Tây Nguyên?

Trung, vi lượng ảnh hưởng đến hương vị cà phê Tây Nguyên?

Tác giả Mai Quang Vinh - Lê Thu, ngày đăng 17/06/2017

Trung, vi lượng ảnh hưởng đến hương vị cà phê Tây Nguyên?

Cà phê Tây Nguyên chiếm 90% tổng sản lượng cà phê cả nước, từ lâu đã được thế giới biết đến là sản phẩm có chất lượng cao, đang có mặt ở 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu cà phê thứ nhì thế giới.

Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối đa, trung, vi lượng giúp nâng cao năng suất, hương vị cà phê

Tuy nhiên, các bất cập về cung cấp dinh dưỡng đã làm cho cây cà phê dần suy thoái năng suất và giảm chất lượng sản phẩm. Vậy đâu là giải pháp?  

Hậu quả của canh tác mất cân đối

Trong một thời gian dài khi canh tác cây cà phê, hầu hết nông dân chỉ quan tâm làm thế nào để đạt năng suất cao nhất chứ ít ai quan tâm đến sự bền vững của môi trường sinh thái dẫn đến nhiều vùng đất trở nên cằn cỗi.

Việc canh tác thiếu bền vững, bón phân thiếu cân đối, không những dẫn đến hệ sinh vật có lợi cho đất ngày càng ít đi mà các triệu chứng thiếu chất trung, vi lượng cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên cây cà phê. Các triệu chứng này đều thể hiện trên lá, như lá non  bị mất màu xanh và biến dạng, các đốt đầu ngọn cành, ngọn thân cà phê ngắn lại, lá chuyển vàng bị mất màu xanh hay bị cháy, rụng quả hàng loạt, quả hạt lép, hương vị cà phê không còn như khi đất mới trồng.

Đất trồng cà phê ở Tây Nguyên chủ yếu là đất nâu đỏ bazan có tầng đất dầy, dốc vừa phải, khá tơi xốp, kết cấu hạt chiếm ưu thế, phản ứng đất hầu hết thuộc loại chua (PHKCL = 4,0 - 4,7). Hàm lượng hữu cơ khá (> 3,0%) đạm tổng số khá (> 0,2%), lân dễ tiêu ở mức thấp, kali tổng số và dễ tiêu ở mức nghèo, dung dưỡng hấp thu trung bình nhưng chất lượng đất không tốt, trị số cation trao đổi (Ca2+ và Mg2+) rất thấp (< 3,5 ldl/100g đất), các chất vi lượng Kẽm, Bo, Mô líp đen, Sắt, Cô ban, Đồng… đều rất nghèo. Đây là đặc điểm cơ bản của đất nâu đỏ bazan được hình thành từ đá mẹ bazan vốn dĩ đã nghèo những nguyên tố này.

Để khắc phục sự thiếu các chất trung, vi lượng, đối với cây cà phê Tây Nguyên, Cty Phân lân nung chảy Văn Điển đã nhiều năm nay cung ứng cho thị trường các mác phân đa yếu tố chuyên dụng cà phê nổi tiếng với giá rẻ, chất lượng tốt, nhằm cung cấp đầy đủ, cân đối 19 yếu tố dinh dưỡng trong đó ngoài các yếu tố đa lượng (NPK) còn chứa nhiều các yếu tố đa lượng như Canxi, Magie, Silic, Lưu huỳnh và các chất vi lượng như Bo, Mo, Zn, Cu… nhằm giúp cây cân đối giữa các chất dinh dưỡng ổn định năng suất.

Đặc biệt trong đó vi chất Bo rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của cây, giúp sự hình thành và phân hóa mầm hoa tăng cường sức sống thụ phấn, tăng tỉ lệ đậu qiuả giúp giảm rụng hoa và trái non.  

Dinh dưỡng cho cây cà phê

Lân Văn Điển là loại phân đa chất, ngoài chất dinh dưỡng chính là lân (P2O5) còn có các chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng và cải tạo đất như Vôi (canxi), Manhe, Silic, Đồng, Bo, Mangan, Kẽm, Molipđen, Coban… Lân Văn Điển có tính kiềm (pH: 8 - 8,5), không độc hại, không tan trong nước mà tan trong môi trường axit yếu do rễ cây tiết ra, nên khi bón xuống ruộng không rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ. Nếu cây sử dụng không hết thì các chất trong lân Văn Điển vẫn còn được giữ lại trong đất cung cấp cho cây trồng vào vụ sau.

Ông Lê Ngọc Báu, nguyên Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên nhận xét: “Viện đã khuyến cáo nông dân dùng phân lân Văn Điển từ hàng chục năm nay. Đất Tây Nguyên là đất đồi, chua, bón phân Văn Điển phù hợp vì phân có canxi (mang tính kiềm), góp phần cải tạo đất. Ngoài ra trong phân còn có các chất vi lượng rất cần thiết do cà phê có năng suất cao, 1 năm 1ha thu 25 - 30 tấn quả nên vi lượng dễ bị thiếu hụt. Đối với nông nghiệp năng suất cao nhiều khi vi lượng là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất”.

Bón phân NPK Văn Điển giúp cho cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt, giúp cây cà phê hạn chế các loại sâu bệnh như rệp sáp, rệp vẩy, bọ xít, bênh gỉ sắt, đốm mắt cua. Nguyên nhân là phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp các chất dinh dưỡng cân đối và hợp lý theo nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của cây cà phê, trong đó có vai trò của các chất trung và vi lượng cũng rất cần thiết.

Các chất trung lượng như Lưu huỳnh, Manhe, Canxi rất cần thiết cho cây cà phê nhất là trong mùa khô, giúp cho hoa nở tốt, tỷ lệ đậu quả cao, năng suất chất lượng tốt. Nếu thiếu lưu huỳnh, lá non, mỏng giòn chuyển vàng; Thiếu Manhe, Canxi cây yếu dễ gẫy cành, rụng quả; Thiếu vi lượng cây cằn cỗi, lá non nhàu hoặc dài ra, hạt phấn kém phát triển, tỷ lệ đậu quả thấp.

Bón phân NPK Văn Điển giúp cho cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt

Các nguyên tố vi lượng còn giúp cà phê tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh và điều kiện nắng nóng trong mùa khô. Đồng thuận với những cơ sở khoa học trên ông Võ Văn Hoàng, thôn 3, xã Hòa Thuận, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tâm sự: “Gia đình có 4ha cà phê. Bón phân NPK Văn Điển cây cà phê xanh tốt, tán đẹp, lá to bóng, hạn chế số lần phun thuốc, vỏ quả sáng bóng, lúc chín vỏ quả đỏ tươi, hạt đều, ít nhân lép, năng suất và chất lượng cà phê tốt hơn”.

Từ hiệu quả của phân bón Văn Điển bón cho cây cà phê, trong những năm qua Cty Phân lân nung chảy Văn Điển đã phối hợp với các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học nông nghiệp trong nước làm ra dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây cà phê phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Tây Nguyên. Dòng sản phẩm gồm 4 loại phân bón: Phân đa yếu tố: 10.12.5; phân đa yếu tố: 12.8.12; Phân đa yếu tố: 12.12.12; Phân đa yếu tố: 16.6.16. Bốn loại phân bón trên có thành phần dinh dưỡng từ: 60 - 75%. Trong đó, các chất trung lượng và vi lượng từ 22 - 42%.  

Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cà phê kinh doanh

Để đạt năng suất cao nhất cho cây cà phê kinh doanh (cà phê sau trồng từ năm thứ 4 trở đi): 1 năm có 4 đợt bón:

Đợt 1: Bón vào tháng 1 tháng 2. Bón thúc ra hoa, dùng NPK: 10.12.5, lượng bón 0.5 - 0.7kg/cây.

Đợt 2: Bón tháng 3 tháng 4. Bón đậu quả và nuôi quả, sử dụng NPK 12.8.2 hoặc NPK: 12.12.12, lượng bón 0.7 - 0.9kg/cây.

Đợt 3: Bón tháng 6 tháng 7: Bón thúc quả lớn, hạn chế rụng quả, sử dụng NPK: 12.8.12, lượng bón 0.7 - 0.9kg/cây.

Đợt 4: Bón tháng 8 tháng 9, bón thúc quả lớn và tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng vào hạt cà phê, đồng thời tái tạo cành, lá cho quả năm sau.

Sử dụng NPK: 16.6.16, lượng bón 0.6 đến 0.7kg/cây. Các đợt bón đều làm theo cách xới đất xung quanh tán lá cà phê cách gốc 30 - 40cm, rộng 15 - 20cm, sâu 5 - 6cm, rải đều phân NPK Văn Điển rồi lấp đất phủ kín phân. Với nương cà phê có độ dốc cao trên 15 độ thì bón phân theo hố giữ màu.


Hiểu thế nào về giống lúa kháng bạc lá? Hiểu thế nào về giống lúa kháng bạc… Trồng dưa trong nhà kính bằng công nghệ Isarel Trồng dưa trong nhà kính bằng công nghệ…