Cá rô phi Tuổi mẹ và năng suất sinh sản của cá rô phi

Tuổi mẹ và năng suất sinh sản của cá rô phi

Tác giả Trị Thủy (Lược dịch), ngày đăng 20/02/2020

Tuổi mẹ và năng suất sinh sản của cá rô phi

Nghiên cứu của các nhà khoa học Thái Lan đã tìm thấy độ tuổi thích hợp để cho cá rô phi sinh sản, điều này có ý nghĩa trong công tác thuần dưỡng và nuôi vỗ cá rô phi bố mẹ để sản xuất giống.

Tuổi cá mẹ ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản và tăng trưởng của cá rô phi. Ảnh: Global Issues

Những nghiên cứu trước đây về độ tuổi của cá mẹ đối với sức sinh sản cũng như sức sống của cá con vẫn còn rất hạn chế.

Việc xác định chính xác giai đoạn cho sinh sản sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất trong các trại giống. Vì vậy, nghiên cứu này của các nhà khoa học Thái Lan nhằm mục đích nghiên cứu tác động của tuổi cá mẹ lên tần suất sinh sản, số lượng trứng, chất lượng trứng và sự tăng trưởng của cá rô phi, Oreochromis niloticus (L.).

So sánh 2 lứa tuổi cá rô phi thường cho sinh sản

Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu 6 bể xi măng giữ lại hai lứa tuổi cá rô phi cái khác nhau, 6 và 24 tháng tuổi (3 cá thể cho mỗi bể). Trứng được lấy từ cá cái và phân tích mỗi tuần một lần. Số lượng con đẻ, tổng trọng lượng và số trứng thu được từ mỗi bể cũng như chất lượng nước được theo dõi và ghi nhận hàng tuần.

Nghiên cứu so sánh về hiệu quả tăng trưởng của cá rô phi non được sinh ra từ các lứa tuổi khác nhau được thực hiện trong bể cá 40 lít trong 5 tuần.

Nghiên cứu cho thấy cá cái 24 tháng tuổi có trọng lượng(909 ± 37 g) cao hơn đáng kể so với cá 6 tháng tuổi (279 ± 7 g) (P <0,05). Tuy nhiên, cá cái 6 tháng tuổi sinh sản thường xuyên hơn (13,6 ± 3,3 lần) so cá 24 tháng tuổi (5,7 ± 2,0 lần).

Tổng trọng lượng trứng được sản xuất mỗi tuần (g/tuần) giữa hai nhóm tuổi khác nhau không có sự khác biệt.

Báo cáo cũng cho thấy rằng con cái nhỏ tuổi hơn có số lượng trứng cao hơn đáng kể (44.793 ± 12.318 trứng/tuần) nhưng trứng có kích thước nhỏ hơn (2.25 ± 0.23g/trứng) so với con cái lớn tuổi hơn (21.368 ± 10.103 trứng/tuần và 3.07 ± 0.20g/trứng, tương ứng), (P <0,05).

Chất lượng nước, oxy hòa tan và nitơ tổng số của bể chứa cái 24 tháng tuổi là (3,9 ± 0,6 mg/L và 2,92 ± 0,23 mg/L tương ứng) thấp hơn so với cá cái 6 tháng tuổi (5,0 ± 0,6 mg/L và 0,55 ± 0,13 mg/L). Chất lượng nước khác nhau có thể là một yếu tố kết hợp tuổi ảnh hưởng đến số lượng trứng được sinh ra. Trọng lượng cá nở từ trứng cỡ lớn cao hơn 21% so với trứng cỡ nhỏ khi kết thúc nghiên cứu. Tuy nhiên, AWG, ADG và SGR của cá bột được sản xuất từ tuổi cá mẹ khác nhau không có sự khác biệt.

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sinh sản của cá rô phi cái 6 tháng tuổi cao hơn một cách rõ rệt so với cá cái 24 tháng tuổi, cũng số trứng và cùng SGR, nhưng trọng lượng cá con khi nở ra sẽ nhỏ hơn. Nghiên cứu có ý nghĩa trong công tác thuần dưỡng và nuôi vỗ cá rô phi bố mẹ đối với hoạt động sản xuất giống.

Theo Suchart Ingthamjitr, Nattaphong Paankhao, Suwinai Paankhao, Kittipong Promsri trên: .tci-thaijo.org


Nerolidol cải thiện tăng trưởng và chất lượng thịt cá rô phi Nerolidol cải thiện tăng trưởng và chất lượng… Bổ sung sodium butyrate cải thiện tăng trưởng cho cá rô phi Bổ sung sodium butyrate cải thiện tăng trưởng…