Tưới ướt khô xen kẽ
Giảm lượng nước tưới
Mô hình được Sở NN-PTNT Bình Định triển khai tại HTXNN Mỹ Hiệp 1, xã Mỹ Hiệp (huyện Phù Mỹ) trên diện tích gần 1,2 ha, thuộc khu tưới kênh N, hệ thống tưới Cây Gai.
Ông Phan Trọng Hổ, GĐ Sở NN-PTNT Bình Định nói: “Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2010 đến nay Bình Định đã có đến hơn 70.200 ha lúa bị hạn, chiếm 13% diện tích gieo trồng hàng năm.
Do đó, việc nghiên cứu, ứng dụng mô hình tưới tiết kiệm là hết sức cần thiết để đối phó với hạn hán.
Đơn vị thực hiện là Cty TNHH Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) Bình Định”.
Cũng theo ông Hổ, kỹ thuật áp dụng trong mô hình là tưới ướt khô xen kẽ.
Kỹ thuật tưới này sẽ hạn chế nước bị thấm và bốc hơi gây tổn thất nước trên mặt ruộng; để ruộng khô, ráo nước, sẽ hạn chế được nhánh đẻ muộn, tập trung chất dinh dưỡng cho các nhánh lúa hữu ích; phơi ruộng, không khí sẽ xâm nhập trong đất, tạo điều kiện phân giải các chất hữu cơ làm tích lũy thêm các chất dinh dưỡng trên ruộng.
Ngoài ra, ánh sáng chiếu vào gốc lúa làm hạn chế số rễ đen, tăng số rễ trắng làm tăng khả năng hút nước của cây lúa.
“Áp dụng kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ vừa tiết kiệm được nước, vừa giúp lúa cho năng suất cao.
Áp dụng đại trà biện pháp này sẽ giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác lúa truyền thống, giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập”, ông Hổ khẳng định.
“Hiệu quả của mô hình tưới tiết kiệm trong vụ HT 2015 vừa qua tại Phù Mỹ đã hấp dẫn được nông dân trong tỉnh.
Theo chỉ đạo của Sở NN-PTNT, trong vụ ĐX 2015-2016 sắp tới sẽ nhân rộng mô hình này ra nhiều nơi trong tỉnh.
Hiện đã có nhiều địa phương đăng ký thực hiện mô hình như TX An Nhơn, huyện Tuy Phước…”, ông Nguyễn Văn Phú cho biết.
Để triển khai mô hình, Sở NN-PTNT thành lập tổ công tác gồm: Cty TNHH KTCTTL, Chi cục Thủy lợi và đại diện các phòng chuyên môn của Sở.
Ông Nguyễn Văn Phú, GĐ Cty TNHH KTCTTL Bình Định cho biết: “Chúng tôi lập tổ công tác và phân công thực hiện nhiệm vụ tổ chức lấy nước, theo dõi, đo đạc mực nước tại ruộng.
Trước khi cấp nước gieo sạ, tổ công tác phối hợp với địa phương kiểm tra, rà soát lập danh sách hộ dân trong khu ruộng làm mô hình; tiến hành nạo vét kênh mương, xây dựng lắp đặt các công trình, thiết bị đo nước, chuẩn bị tài liệu và tổ chức họp dân để triển khai”.
Phương pháp tưới đa hiệu quả
Ông Phan Như Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Bình Định, cho biết: Ruộng thực hiện mô hình tưới tiết kiệm giữ nguyên các yếu tố đầu vào như làm đất, giống, phân bón, thuốc BVTV… chỉ thay đổi công thức tưới.
Xác định tổng lượng nước tưới trên mặt ruộng/ha trong vụ bằng cách đo lớp nước trên mặt ruộng sau mỗi đợt tưới, lượng mưa thực tế, không tính yếu tố bốc hơi… Xác định lượng nước cấp đầu vào cho khu ruộng.
“Đối với ruộng đối chứng cần xác định lượng nước trên ruộng và lượng nước cấp vào ruộng tương tự như ruộng thực hiện mô hình.
Đánh giá năng suất đạt được khi thu hoạch ruộng mô hình và ruộng đối chứng”, ông Hải nói.
Ông Nguyễn Văn Phú, GĐ Cty TNHH KTCTTL Bình Định cho hay: Trong quá trình thực hiện, tổ công tác thường xuyên theo dõi diễn biến nước trong ruộng và khống chế nước lấy vào ruộng tối đa, tối thiểu, trước và sau khi tưới theo phương pháp tưới ướt khô xen kẽ.
Lấy nước theo từng giai đoạn, chiều cao mực nước lấy đúng theo kỹ thuật: Mực nước thấp nhất trước khi tưới - 150mm, mực nước tưới cao nhất +42mm.
Mỗi đợt lấy nước tiến hành đo đạc chính xác và tính toán lượng nước cấp vào khu ruộng qua máng đo lưu lượng.
Giải pháp này cấp nước tưới phù hợp cho từng giai đoạn, chỉ giữ độ ẩm thích hợp trên ruộng hoặc phơi ruộng ở một số giai đoạn phù hợp với sinh trưởng của cây trồng.
Sau khi thực hiện mô hình, Chi cục Thủy lợi Bình Định đã có đánh giá đáng phấn khởi: Kết quả mô hình tưới tiết kiệm đã xác định lượng nước có thể tiết kiệm được là 24,5% tổng lượng nước tưới so với phương pháp tưới ngập thường xuyên theo truyền thống.
Hiệu quả năng suất lúa trong mô hình đạt cao hơn 19% so ruộng đối chứng.
“Tưới theo phương pháp ướt khô xen kẽ làm tăng độ cứng của gốc lúa, chống ngã đổ tốt; hạn chế được các nhánh đẻ muộn vô hiệu không có bông, tập trung dinh dưỡng cho các nhánh có ích; điều kiện phân giải các chất hữu cơ làm tích lũy thêm các chất dinh dưỡng trên ruộng.
Cây lúa còn hạn chế được rễ đen, tăng rễ trắng làm tăng khả năng hút nước và phân của cây lúa, giảm được bệnh khô vằn, nghẹt rễ.
Đó là những yếu tố làm tăng năng suất cây lúa”, ông Nguyễn Xuân Phú, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Bình Định, phân tích.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ