Tỷ phú 8X giúp dân tiêu thụ nông, lâm sản
Đỗ Ngọc Quý sinh (năm 1983), khác với nhiều bạn bè. Tốt nghiệp PTTH, Quý không thi đại học, cao đẳng mà chọn học trung cấp tái chính kế toán. Học xong, Quý xác định khởi nghiệp ở chính quê hương.
“Tôi thấy bà con trồng chè quê tôi đã rất vất vả, nhưng tiêu thụ lúc được lúc không, khi đắt khi rẻ nên tính việc mở cơ sở chế biến chè búp tươi. Có chút kinh nghiệm học từ cha mẹ, nhưng để vận hành, quản lý 1 xưởng chế biến có 2 yếu tố cần, đó là kiến thức và vốn đầu tư. Kiến thức tôi đi học hỏi ở các cơ sở chế biến chè lớn và tham khảo từ các nhà máy lớn trong và ngoài tỉnh. Còn vốn đầu tư phải trông cậy từ nhiều nguồn…”- Quý nhớ lại.
Năm 2005, Đỗ Ngọc Quý chính thức mở xưởng chế biến chè với nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH và huy động từ bạn bè, người thân. Thiết bị ban đầu gồm 2 máy vò, 1 máy sấy và 3 máy quạt héo. Những ngày đầu vận hành, cơ sở chế biến chè của Quý hoạt động 24/24 giờ, cứ 8 giờ lại sấy 1 mẻ 3 tấn chè nguyên liệu. Sản lượng chè đen sơ chế Quý sản xuất ra những năm đầu đạt tới 300 tấn/năm. Năm 2006, Quý thành lập doanh nghiệp tư nhân Minh Quang để tạo dựng uy tín và thuận lợi trong việc sản xuất, kinh doanh.
“Yên Lập cũng như nhiều huyện miền núi của Phú Thọ ngoài cây chè thì còn nguồn cây nguyên liệu gỗ công nghiệp rất lớn, chính vì vậy, năm 2008, tôi huy động vốn mở thêm xưởng bóc ván gỗ. Cái lợi của xưởng chính là tiêu thụ gỗ nguyên liệu trồng cho nông dân trong vùng, phụ phẩm trong quá trình sản xuất được tận dụng để phục vụ sấy chè…Tính chung khoản đầu tư cho 2 xưởng sơ chế chè và bóc ván gỗ chiếm tới 12 tỷ đồng…”- Quý lý giải.
Từ 1 xưởng sơ chế chè với công suất nhỏ đến nay, quy mô sản xuất của doanh nghiệp Minh Quang ngày càng mở rộng, công suất sơ chế đạt tới 12.000 tấn/năm. Xưởng ván bóc, sơ chế gỗ đạt công suất 3.000m3 ván/năm. Tổng doanh thu của 2 xưởng sản xuất đạt 20 tỷ đồng/năm, trừ chi phí mỗi năm lãi ròng đạt gần 1 tỷ đồng. Đối với nhiều bà con nông dân trong vùng, điều nhìn vào không phải là Quý lãi bao nhiêu, giàu cỡ nào mà là anh đã giúp họ tiêu thụ chè, gỗ nguyên liệu, qua đó thúc đẩy phát triển nông, lâm nghiệp-thế mạnh của mảnh đất trung du, miền núi. Một trong những điều quan trọng khác, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Quý đã góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 40 lao động thường xuyên và hàng trăm lao động thời vụ.
Chiến lược khởi nghiệp của Quý thực hiện từng bước, lấy uy tín, chất lượng làm đầu, thực hiện đến đâu chắc chắn đấy đến đấy. Chính vì vậy, từ những đơn hàng nhỏ lẻ ban đầu, đến nay doanh nghiệp Minh Quang do Quý làm chủ nhận được nhiều đơn hàng lớn trong và ngoài tỉnh.
Anh Quý là 1 trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2016.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ