Tỷ phú dâu Ngã Bảy
Đó là ông Lê Thanh Tâm ở khu vực 7, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang).
Không loay hoay với việc trồng cây tạp, cách nay gần 20 năm ông Tâm đã tự tìm hướng đi cho riêng mình bằng việc trồng dâu.
Chia sẻ về những ý định khởi nghiệp ban đầu, ông Tâm cho biết thấy vườn cây tạp của gia đình đã cằn cõi và nguồn thu nhập mỗi năm cũng chỉ vài triệu đồng, trong khi đó dâu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao mà ít ai quan tâm đến.
Vì thế trồng loại cây này không sợ đụng hàng mà không tốn nhiều chi phí đầu tư, công chăm sóc, nên ông quyết định trồng thử 0,8 ha dâu bòn bon và dâu Gia Bảo.
Để ý định của mình đạt hiệu quả cao, ông Tâm đã bỏ thời gian đi học hỏi kỹ thuật canh tác. Sau 4 năm trồng và chăm sóc, vườn dâu đã cho gia đình ông quả ngọt.
Nhận thấy việc trồng dâu cho hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần so với trồng cây tạp nên ông và mấy anh em trong gia đình mở rộng diện tích lên 5 ha. Tuy nhiên để giảm bớt chi phí đầu tư cũng như có được nguồn cây giống sạch bệnh, ông Tâm đã tự nhân giống.
Đứng trước vườn dâu rộng bạt ngàn, ông Tâm nói, do trước đây chưa có nguồn cây giống nên diện tích được mở rộng mỗi năm từ 0,5 - 1 ha. Ngoài việc trồng dâu bòn bon, Gia Bảo vườn còn trồng thêm dâu xiêm, Hạ Châu.
Đến nay, vườn dâu của ông cây thấp nhất cũng được 5 năm tuổi, lớn nhất lên đến 17 năm. Nắm được kỹ thuật trồng dâu, cộng với kinh nghiệm có được nên vườn dâu của ông Tâm chưa bao giờ gặp cảnh mất mùa, mất giá.
Mỗi năm cung ứng cho thị trường trên 150 tấn dâu, kết hợp với làm du lịch vườn ông Tâm đã có nguồn lợi nhuận trên 1 tỷ đồng
Theo ông Tâm, để trồng dâu đạt hiệu quả ngoài việc tìm hiểu kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm, nguồn cây giống phải đảm bảo chất lượng.
Yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là ghi nhật ký vào từng thời điểm của dâu để từ đó tiến hành xử lí ra hoa, thổi phấn nhằm đạt năng suất cao nhất.
Vườn dâu được đầu tư đúng kỹ thuật nên ngoài việc cho trái sum xuê còn tạo sự bắt mắt bởi màu sắc sặc sỡ, bóng đẹp của trái dâu.
Vì vậy, năm 2013 ông Tâm quyết định bỏ ra gần 300 trăm triệu đồng để xây dựng con đường đi bộ bằng bê tông cùng căng tin để phục vụ cho việc tham quan, ăn uống ngay trong khu vườn để làm du lịch sinh thái.
Nói về những ý định tình cờ, ông Tâm bộc bạch: “Mới đầu, một số khách du lịch hỏi vào tham quan vườn dâu nên tôi đồng ý. Lúc đầu chỉ vài ba đoàn khách nhưng chỉ trong thời gian ngắn đã tăng lên gấp nhiều lần.
Thấy vậy, tôi quyết định đầu tư con đường bê tông và căng tin để mở ra điểm tham quan vừa để tăng thu nhập, vừa để lấy đó làm niềm vui”.
Từ việc tận dụng con kênh thủy lợi để làm đường giao thông đưa đón du khách vào tham quan vườn dâu rộng ngút ngàn bằng thuyền, vườn dâu rộng 5 ha được ông Tâm chia ra làm 4 khu vực để tiến hành xử lý thời gian ra hoa đậu trái cách nhau từ 1 - 2 tuần để vừa kéo dài việc tham quan vườn, vừa bán sản phẩm với giá cao.
Mùa du lịch dâu cao sản của gia đình ông Tâm từ tháng 3 - 8 âm lịch. Mặc dù mới mở ra điểm tham quan mà có trên 8.000 lượt khách từ các tỉnh đổ về chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vườn dâu. Mỗi vé vào cổng có giá từ 15.000 - 25.000 đồng/người/lượt (tùy lớn nhỏ).
Với diện tích 5 ha dâu cho sản lượng thu hoạch trên 150 tấn trái, lúc ít biến động bán giá từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, thấp nhất cũng ở mức 8.000 - 10.000 đồng/kg, đem lại nguồn lợi nhuận cho ông hơn 1 tỷ đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ