Tin thủy sản Ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020

Ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020

Tác giả 2LUA Tổng hợp, ngày đăng 15/05/2017

Ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020

Ngày 09/03/2017 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 655/QĐ-BNN-TCTS về việc phê duyệt kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020

Với mục tiêu chung nhằm thúc đẩy các hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực khai thác, bảo quản sản phẩm trên tàu cá và nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; giảm tổn thất sau thu hoạch và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Với mục tiêu cụ thể là tạo được cơ sở dữ liệu khoa học công nghệ và kênh thông tin kết nối, huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để phát triển thị trường khoa học công nghệ, thực hiện giao dịch, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh. 

Bên cạnh đó, thúc đẩy, công nhận được và phát hành rộng rãi tối thiểu 12 tiến bộ kỹ thuật (05 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác thủy sản và 07 tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản) để nâng cao hiệu quả khai thác (tăng >25% so với hiện tại), giảm tổn thất sau thu hoạch (giảm >20% so với hiện tại) các đối tượng khai thác chủ lực: cá ngừ đại dương, mực, cá nổi lớn và cá nổi nhỏ trên các tàu lưới vây, lưới rê, lưới chụp và nghề câu; nâng cao chất lượng giống, năng suất nuôi và chất lượng sản phẩm các đối tượng nuôi chủ lực và đặc sản: cá tra, tôm nước lợ, nhuyễn thể, cá rô phi và tôm hùm. 

Ngoài ra, xây dựng được tối thiểu 40 mô hình trình diễn ứng dụng khoa học công nghệ gắn với mô hình hợp tác xã và tổ hợp tác đạt hiệu quả kinh tế tăng >25% so với mô hình sản xuất truyền thống; 

Tối thiểu 1.500 tổ chức, cá nhân được đào tạo, tập huấn các kỹ thuật, kỹ năng để ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong khai thác và nuôi trồng các đối tượng chủ lực, đặc sản vào thực tế sản xuất.

Theo đó, các nội dung chính bao gồm: 

- Tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học công nghệ và chính sách của Nhà nước về chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ; 

- Tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền,  giới thiệu các tiến bộ khoa học công nghệ về khai thác, nuôi trồng thủy sản và bảo quản sản phẩm; chính sách của Nhà nước về chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân cho hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ;

- Tổng hợp và phát hành các tài liệu hướng dẩn kỹ thuật về khoa học công nghệ trong các lĩnh vực khai thác, bảo quản và nuôi trồng thủy sản các đối tượng chủ lực để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử tích hợp, cập nhật, đăng tải kịp thời các tiến bộ khoa học công nghệ, mô hình sản xuất tiên tiến, các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong và ngoài nước trên cơ sở dữ liệu và trên trang tin điện tử của Tổng cục Thủy sản để các tổ chức, cá nhân trao đổi, giao dịch, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất;

- Tổ chức hội chợ, chợ công nghệ và thiết bị công nghệ để các tổ chức, cá nhân trao đổi, giao dịch và thực hiện các dịch vụ chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ

Xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng khoa học công nghệ; 

1/ Lĩnh vực khai thác thủy sản

Đánh giá, công nhận và xây dựng mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất

- Quy trình kỹ thuật khai thác cá ngừ và cá nổi nhỏ ở vùng biển xa bờ bằng lưới vây đuôi;

- Quy trình kỹ thuật khai thác cá ngừ đại dương, cá nổi lớn bằng nghề câu tay và câu vàng;

- Quy trình công nghệ bảo quản cá ngừ đại dương, mực và cá nổi trên tàu khai thác hải sản xa bờ bằng hầm bảo quản sử dụng vật liệu Polyurethane, nước biển lạnh, đá sệt, đá vẩy, hệ thống lạnh kết hợp;

- Mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết, hợp tác xã, tổ hợp tác khai thác cá ngừ đại dương, mực ống xuất khẩu.

2/ Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Đánh giá, công nhận và xây dựng mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ sau đây vào sản xuất:

- Ứng dụng hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS) trong sản xuất giống cá tra, tôm nước lợ;

- Quy trình công nghệ sản xuất giống chất lượng cao: Cá tra, tôm nước lợ, cá rô phi, nhuyễn thể;

- Ứng dụng công nghệ lọc sinh học (biofloc) trong nuôi công nghiệp (thâm canh, siêu thâm canh) tôm thẻ chân trắng và cá rô phi;

- Quy trình kỹ thuật nuôi quảng canh, sinh thái (tôm-rừng, tôm-lúa) và bán thâm canh tôm nước lợ an toàn sinh học và đảm bảo chất lượng sản phẩm;

- Quy trình kỹ thuật nuôi nhuyễn thể phòng chống dịch bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm

- Mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết, hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi cá tra, tôm nước lợ, cá rô phi, nhuyễn thể và tôm hùm

3/ Đào tạo, tập huấn, tham quan mô hình ứng dụng khoa học công nghệ.

- Phối hợp với các tổ chức liên quan tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn kỹ thuật  cho các cơ sở khai thác và nuôi trồng thủy sản; đoàn tham quan học tập các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ để áp dụng vào thực tế sản xuất;

- Kết nối với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài để trình diễn mô hình ứng dụng khoa học công nghệ tại Việt Nam hoặc đưa các doanh nghiệp, ngư dân Việt Nam sang thăm quan học tập các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, thiệt bị, công nghệ tiên tiến ở nước ngoài

Theo đó, các giải pháp được đưa ra gồm: 

- Tập trung nguồn lực chuyển giao khoa học công nghệ gắn với tái cơ cấu ngành thủy sản và xây dựng nông thôn mới  thông qua việc sắp xếp, điều phối các chương trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, cấp Bộ; dự án khuyến ngư, xây dựng nông thôn mới,… do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quản lý;

- Các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ riêng cho địa phương theo định hướng của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn để tập trung nguồn lực tạo chuyển biến trong toàn ngành;

- Tổ chức các diễn đàn có sự tham gia của doanh nghiệp, người dân và các tổ chức trong và ngoài nước để thu hút sự quan tâm, nguồn lực cho hoạt động chuyện giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất thủy sản;

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các dự án nhập công nghệ, xây dựng các mô hình trình diễn để các tổ chức, cá nhân thăm quan, học tập, nhân rộng trong thực tế sản xuất;

- Đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ để tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ trọng tâm nêu trong Kế hoạch này. Thực hiện khảo sát, tổng kết các kinh nghiệm, mô hình sản xuất tiên tiến trong thực tế để xây dựng thành các tiến bộ kỹ thuật phục vụ việc chuyển giao, ứng dụng nhân rộng trong thực tế sản xuất;

- Phối hợp với các tổ chức quốc tế để tổ chức đoàn tham quan ở nước ngoài hoặc mời các tổ chức, cá nhân nước ngoài trình diễn mô hình khoa học công nghệ tại Việt nam để các tổ chức, cá nhân liên quan tham quan, học tập; 

- Tổ chức lại sản xuất theo hướng lấy thị trường đầu ra làm trọng tâm, với quy mô phù hợp theo hướng liên kết chuỗi để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất;

- Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ cho các tổ chức khoa học công nghệ và xây dựng cơ chế chính sách gắn kết giữa các tổ chức khoa học công nghệ với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và tổ chức tín dụng.


Khu nông nghiệp công nghệ cao ở Quảng Ninh: Còn nhiều gian nan Khu nông nghiệp công nghệ cao ở Quảng… Mỹ cam kết tạo thuận lợi cho cá da trơn Việt Nam Mỹ cam kết tạo thuận lợi cho cá…