Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất giống cam sành
Giám đốc Trung tâm Cây ăn quả Hàm Yên Tạ Thị Thu cho biết, sau khi nhận chuyển giao công nghệ sản xuất giống cam sạch bệnh của Viện Bảo vệ thực vật trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm đã ứng dụng nhiều biện pháp sản xuất giống hiệu quả nhằm đưa giống cam sạch bệnh trồng đại trà trên đất Hàm Yên.
Việc tuyển chọn cây đầu dòng hoàn thành, Trung tâm gửi mẫu vi ghép đỉnh sinh trưởng về Viện Bảo vệ thực vật để mẫu ghép được làm sạch bệnh trong phòng thí nghiệm ở môi trường MS. Sau khi tạo được cây ghép, cán bộ trung tâm sẽ chăm sóc trong nhà lưới tại vườn ươm nhân giống cam sạch bệnh của trung tâm để chống côn trùng, sau đó cây sẽ được khai thác mắt ghép và nhân giống để cung cấp cho người dân.
Cán bộ của Trung tâm Cây ăn quả huyện Hàm Yên chăm sóc cây cam tại vườn ươm.
Trung tâm cũng đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên... thực nghiệm trồng nhiều giống cam mới để bổ sung thêm cơ cấu giống trồng cam dải vụ như mô hình thử nghiệm cam giống mới theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 2 ha tại xã Yên Lâm;
Dự án trồng thử nghiệm cam giống mới như cam Valenxia, cam Vinh và cam sành nhằm tiếp tục lựa chọn bổ sung cơ cấu giống cam trên địa bàn tỉnh, đồng thời nhằm mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho bà con nông dân.
Tiếp tục thực hiện mô hình trồng thử nghiệm các giống cam mới, đầu năm 2015, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tiếp tục phối hợp với Trung tâm trồng thử nghiệm mô hình cam BH32 tại 4 xã là Yên Lâm, Yên Phú, Phù Lưu và Tân Thành với diện tích 2 ha.
Đất chu kỳ II là loại đất đã từng trồng cam trước đó, trước đây việc trồng lại cam trên loại đất này thường gặp rất nhiều khó khăn, cam thường phát triển kém, dễ bị nhiễm sâu bệnh. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, người dân tại nhiều địa phương của huyện đã có thể trồng cam trên đất chu kỳ II.
Trung tâm cũng đã phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Khoa học và Công nghệ triển khai nghiên cứu và thử nghiệm việc trồng cam sành không hạt, cam mật không hạt, kết hợp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt và thử nghiệm trồng cam trên đất chu kỳ II tại một số xã.
Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với Viện Nông hóa thổ nhưỡng Hà Nội nghiên cứu ảnh hưởng của phân ka ly đến năng suất, chất lượng cam sành với 4 ha tại xã Bằng Cốc; xây dựng 2 mô hình sản xuất cam VietGAP với diện tích 10 ha tại các xã Yên Phú, Tân Thành.
Để kịp thời cung ứng đầy đủ giống cam sạch bệnh cho người dân, hàng năm Trung tâm Cây ăn quả huyện đã thực hiện mở rộng diện tích nhà lưới nâng quy mô nhà lưới sản xuất giống của Trung tâm cây ăn quả trung bình đạt khoảng 10.000 cây giống cam sành sạch bệnh phục vụ công tác trồng mới.
Để đáp ứng mục tiêu đặt ra của Đề án phát triển vùng sản xuất Cam sành giai đoạn 2014 - 2020, tỉnh đã phê duyệt đầu tư dự án xây dựng công trình nhà lưới sản xuất giống cây cam sành tại huyện Hàm Yên.
Nhà lưới mới hiện nay đã được xây dựng tại xã Tân Thành (Hàm Yên) trên diện tích 1.000m2, trong đó 1 nhà lưới diện tích 200m2 trồng cây khai thác mắt ghép; 4 nhà lưới diện tích 800m2 để sản xuất cây giống; hàng năm sản xuất 20.000 cây cam giống sạch bệnh cho người dân.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ