Dừa Ươm dừa giống thích ứng biến đổi khí hậu

Ươm dừa giống thích ứng biến đổi khí hậu

Tác giả Nguyễn Văn Thạch - Trạm KN Mỏ Cày Bắc, ngày đăng 26/04/2017

Ươm dừa giống thích ứng biến đổi khí hậu

Với những năm gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu các loại cây trồng khác ít nhiều cũng bị ảnh hưởng, từ đó nhu cầu người trồng dừa tăng cao, nhiều cơ sở sản xuất dừa giống ra đời cùng với sản lượng cây giống cũng tăng để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên trong công việc ươm cây dừa các năm vừa qua do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng cao, khả năng nẩy mầm trái dừa ở một số vườn ươm giảm cũng như tỉ lệ cây nẩy mầm, độ đồng đều không cao

Để khắc phục tình trạng trên, tác giả xin chia sẻ một số kinh nghiệm đã được áp dụng khá hiệu quả từ các vườn ươm:

I. Chọn giống

1. Chọn vườn dừa để thu trái ươm

- Vườn dừa trồng tập trung có hơn 20 cây không lẫn dừa tạp.

- Cây đồng đều về tuổi và lớn hơn 10 tuổi.

- Cây dừa không mọc trong điều kiện đặc biệt như gần chuồng trại gia súc, gia cầm hoặc hầm phân, …., tán lá phân bố đều, sẹo lá khít, mang trái đều, buồng trái không lạc bẹ.

- Tuổi cây dừa chọn thu trái giống:

+ Giống dừa lùn: Từ 10-20 năm tuổi

+ Giống dừa cao: Từ 15-30 năm tuổi

- Trái sai tùy theo giống.

+ Dừa cao: 80-100 trái cây/năm.

+ Dừa lùn: 100-120 trái cây/năm.

2. Chọn trái để ươm

- Trái từ quầy khỏe mạnh.

- Trái từ quầy mang nhiều trái.

- Trái có kích thước, hình dạng đặc trưng của giống.

- Trái không bị sâu bệnh tấn công hoặc sự cắn phá của chuột, sóc, …

II. Kỹ thuật ươm giống

Nên chọn khu ươm bằng phẳng, thoát nước tốt, khu ươm nên che chắn giảm 50% ánh sáng trực tiếp.

1. Xử lý trái giống trước khi ươm

Trái giống sau khi thu hoạch nên chọn trái có độ chín tương đương nhau cho từng lô ươm để có độ nẩy mầm đồng đều cho từng lô ươm, để trái nơi thoáng mát 15-20 ngày cho trái khô đồng đều, sau đó vạt một phần vỏ trái có đường kính 5-7 cm ở gần cuống, phần đối diện với mặt nào phẳng nhất của trái nhằm giúp trái hút ẩm được tốt và nẩy mầm dễ dàng tại đây.

2. Ươm trái

- Trước khi ươm, rãi đều lớp mụn dừa dày 5cm khu đặt trái, sau đặt trái nằm ngang phần trái có vạt vỏ hướng lên xếp khít nhau khi giáp nền ươm, rãi qua 1 lớp mụn dừa sao cho khuất hết trái vừa đặt xong, sau đó tiếp tục xếp lớp thứ 2, 3, 4 (mỗi lô ươm nên xếp từ 1-4 lớp); cứ mỗi lớp đặt xong rãi 1 lớp mụn dừa, cho tới lớp cuối cùng cũng phủ qua lớp mụn dừa che khuất trái. Cứ mỗi lớp xếp xong rãi mụn dừa đều tưới thuốc pha nước cho ướt trái và mụn dừa (các loại thuốc: Ridomyl, coc 85 , Kasuran, … để phòng nấm bệnh tấn công). 

- Khi tưới nước thuốc xử lý xong lớp cuối cùng thì dùng bạt trắng phủ hết trái ươm, sau 1 tháng một số trái nẩy mầm, cuốn bạt thu trái nẩy nầm đợt 1. Những trái còn lại chưa nẩy mầm xếp ủ lại, lần nầy nên chỉ ủ 1 lớp xử lý như trên phủ bạt lại khoảng 30 ngày sau trái sẽ nẩy mầm đồng loạt.

- Những trái thu đợt 2 còn lại không mẩy mầm nếu tiếp tục ủ lại sẽ nẩy mầm nhưng rất yếu và khả năng sinh trưởng chậm, vườn ươm dưỡng cây con nên loại bỏ, tốn công chăm sóc.

- Trong mùa nắng lô ươm có trải lớp mụn dừa ở dưới và mỗi lớp xếp trái dừa đều phủ qua lớp mụn dừa nhưng trong mùa mưa nên trải lớp cát ở phần dưới, cứ xếp trái lên thành từng lớp và chỉ phủ bạt không cần phủ qua các lớp mụn dừa.

- Ươm với phương pháp ủ bạt trên, tỉ lệ nẩy mầm sẻ cao và nhanh hơn phương pháp ươm truyền thống, giảm được diện tích ươm, dễ quản lý, ít tốn công chỉ cần tưới nước 1 lần trước khi ủ trái trong lô ươm.


Bệnh thối đọt dừa mối nguy hiểm cho các vườn dừa Bệnh thối đọt dừa mối nguy hiểm cho… Chăm sóc dừa sau hạn- mặn, những vấn đề cần quan tâm Chăm sóc dừa sau hạn- mặn, những vấn…