Ương nuôi tôm để quản lý EMS
Mật độ thả cao và không thay nước được áp dụng trong các hệ thống này đòi hỏi công nghệ cao hơn, cơ sở hạ tầng tốt hơn, tăng cường an toàn sinh học, kiểm soát và thiết bị dụng cụ hỗ trợ.
Cần thiết phải có các hệ thống lọc, hệ thống thông khí hiệu suất cao, chất lượng nước tốt, sử dụng các loài vi sinh vật, siphon hút bùn, kiểm soát nhiệt độ, kết cấu nhà kính và thức ăn tốt hơn – tất cả với mục tiêu tạo ra một môi trường ổn định cho con giống khỏe mạnh.
Người quản lý các trại ương phải có kinh nghiệm sản xuất giống để có thể duy trì mức độ kiểm soát cần thiết.
Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh (probiotic), vi sinh vật có lợi cho sức khỏe là một thành phần quan trọng trong các hệ thống này. Cách thức dùng các loại chế phẩm vi sinh khác nhau phải được điều chỉnh theo sinh khối, chất lượng nước và sức khỏe của tôm giống.
Thức ăn sử dụng trong các hệ thống này phải đạt chất lượng thức ăn cho tôm giống. Việc cố sử dụng thức ăn cho nuôi tăng trưởng ảnh hưởng đến chất lượng nước và về sau phát sinh các vấn đề vi khuẩn học có thể dẫn đến năng suất sản lượng kém và con giống yếu.
Các nhà quản lý các hệ thống này phải có thiết bị và chuyên môn để chuyển tôm giống từ các trại ương sang các ao nuôi tăng trưởng một cách thích hợp.
Tôm giống phải khỏe mạnh trước khi chuyển sang ao nuôi, nếu không có thể mất hết kết quả thu được ở trại ương
. Mới đầu việc sang chuyển ao được thực hiện ở một khoảng cách ngắn.
Ngày nay việc sử dụng máy bơm được thiết kế đặc biệt giúp giảm căng thẳng và tỉ lệ chết, việc sang chuyển có thể thực hiện được ở khoảng cách lên đến hai cây số.
Xu hướng hiện nay là áp dụng mật độ thấp hơn trong các trại ương để sản xuất cỡ giống thả lớn hơn.
Ở Mexico, tác động của hội chứng tôm chết sớm / hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPN) rất nghiêm trọng. Sản xuất giảm khoảng 50% trong năm 2013.
Theo một nhà cung cấp hàng đầu về thiết bị chuyên dùng và thức ăn cho nuôi trồng thủy sản – Proaqua Mexico đưa tin, không có báo cáo nào về dịch bệnh EMS ở các trại ương, tuy nhiên, tỷ lệ chết đã xảy ra sau khi chuyển tôm sang thả ở các ao nuôi tăng trưởng.
Một số trang trại đã thả tôm ương ở mức trung bình 1,5 con/lít trong 55 ngày và đạt cỡ 4.5 gram với tỉ lệ sống là 80%.
Khi nuôi trong ao nuôi tăng trưởng với mật độ trung bình 6,5 con/m2 trong vòng 30 ngày thì tôm đạt cỡ 16 – 18 gram. Tôm thu hoạch có hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trung bình là 0,6 và tỉ lệ sống trung bình là 85%.
Các trang trại đã thực hiện phương pháp này để có được bốn vụ một năm, năng suất hơn 3.000 kg/ha trong suốt năm 2013 với số ngày nuôi ít hơn và hệ số FCR thấp hơn.
Nhiều nỗ lực để chuyển giao khái niệm ương nuôi này sang các quốc gia ở Đông Nam Á đã đem lại các kết quả khác nhau. Người nuôi đã cố gắng xây dựng ao ương ngay tại các trang trại nuôi, nhưng không đảm bảo an toàn sinh học, thiếu các thiết bị công cụ và công nghệ nên đã gặp phải các vấn đề về kích cỡ khác nhau, tỉ lệ sống và việc sang chuyển.
Nhiều ý tưởng để lựa chọn đã được đưa ra ở Đông Nam Á.
Thả giống trong các lồng cách khỏi đáy ao trong vòng 30 ngày đã tránh bùng phát EMS. Ngoài ra, tách riêng bằng lưới để nuôi ương tôm nhỏ trong phạm vi 20 – 30 % diện tích ao và sau 20 đến 30 ngày thì thả tôm ra đã được báo cáo là có ích lợi.
Một kinh nghiệm thành công với việc thực hiện các trại ương đã được báo cáo ở Malaysia với năng suất sản lượng tốt, chuyển thành công tôm giống sang ao nuôi tăng trưởng và thu hoạch thành công trong vụ nuôi ngắn hơn.
Vẫn còn khả năng để cải thiện năng suất bằng cách điều chỉnh chế độ cho ăn, cách thức / quy trình xử lý vi sinh và các điều kiện nhiệt độ để đạt được trọng lượng tốt hơn trong các trại ương.
Tags: con tom, nuoi tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ao nuoi tom, che pham sinh hoc, tom giong, EMS
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ