Về việc đề nghị Vinamilk thu mua sữa ở Củ Chi xuất phát từ đâu?
Theo ông Trần Trường Sơn – Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM, cuối năm 2015, sau các cuộc đi giám sát vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi, Hội Nông dân thành phố đã có báo cáo gửi Thành ủy, UBND và Sở NNPTNT TP.HCM nêu các kiến nghị cần bảo vệ nông dân chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố.
Từ một bản kiến nghị
Một trong những đề nghị trong bản kiến nghị là yêu cầu thành phố cần có ý kiến với Công ty Vinamilk trong việc thu mua sữa bò cho bà con chăn nuôi. Theo đó, Hội Nông dân đề nghị Vinamilk phải có lộ trình và công bố chuẩn sữa cho bà con; vì tăng đàn sinh học tại các hộ chăn nuôi nên công ty phải tăng số lượng thu mua sữa cho bà con nông dân chứ không thể khống chế số lượng thu mua như hiện nay.
Theo ông Nguyễn Văn Tủi – Trưởng ban Kinh tế Xã hội (Hội Nông dân TP.HCM), hiện thành phố có khoảng 9.000 hộ chăn nuôi bò sữa, sản lượng sữa hàng năm ước đạt hơn 280.000 tấn. Tuy nhiên, trong năm 2016, Vinamilk chỉ tái ký hợp đồng thu mua sữa với 3.834 hộ (chiếm 40%). Trong khi đó, các công ty thu sữa còn lại, như: Cô gái Hà Lan thu mua cho 600 hộ, Việt Xuân mua cho 700 hộ và HTX Bò sữa Tân Thạnh Đông mua cho 1.000 hộ. “Vậy số hộ còn lại hơn 3.800 hộ thì biết bán sữa bò cho ai?” - ông Tủi đặt vấn đề.
Được biết, năm 2014, Vinamilk thu mua sữa cho khoảng 60% tổng số hộ nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố. Theo số liệu của UBND TP.HCM, đàn bò sữa hiện nay của thành phố còn hơn 100.000 con. Tuy nhiên, theo Hội Nông dân thành phố, con số thực tế chỉ còn khoảng 80.000 con. Trong đó, huyện Củ Chi chiếm khoảng 50% đàn bò sữa của TP.HCM.
Bà Dương Ngọc Loan – Chủ tịch UBND xã Tân Thạnh Đông - xã chiếm tỷ lệ 50% đàn bò sữa ở Củ Chi cho biết, trong năm 2015, bà con nuôi bò sữa ở xã này đã bán 226 con.
Bà Nguyễn Ngọc Ánh (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) – một nông dân nuôi bò sữa cho biết, nghe Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng và lãnh đạo huyện đang đề nghị Vinamilk tìm cách thu mua hết sữa bò cho bà con nông dân, bà rất mừng. “Nhiều bà con mang sữa đến các trạm trung chuyển xét nghiệm nhưng vì sữa vượt các quy định kháng sinh, tế bào soma… nên phải đổ bỏ. Thậm chí, có khi công ty ngừng thu mua sữa trong vài tuần, nếu giờ có biện pháp giải quyết việc thu mua thì mừng lắm” - bà Ánh thổ lộ.
Phải có lộ trình
Ông Phạm Văn Long – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Củ Chi cho biết, sáng 19.2, Huyện ủy Củ Chi đã cho họp các ban ngành để tìm hướng giải quyết đàn bò sữa trên địa bàn. “Ông Lê Minh Tấn – Bí thư Huyện ủy đề nghị ông Nguyễn Hữu Hoài Phú – Chủ tịch UBND huyện mời lãnh đạo Vinamik đến làm việc và có văn bản hẳn hoi cho việc thu mua sữa bò cho bà con nông dân sắp tới”-ông Long nói.
Trao đổi với ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM, ông cho biết đang yêu cầu các quận, huyện có nuôi bò sữa tập hợp danh sách nông dân chưa ký được hợp đồng bán sữa với các công ty để báo cáo lại thành phố. “Hiện nay, chúng tôi cũng đang xúc tiến để giải quyết một số hộ chưa được ký kết. Những hộ này một số mới phát sinh nuôi bò sữa, một số trước đây từng bán cho nhiều công ty, nay muốn chuyển đối tác hoặc một số từng bị vi phạm các tiêu chuẩn trong sản xuất sữa do các đơn vị thu mua quy định” - ông Trung nói.
Theo ông Tủi, việc lãnh đạo thành phố can thiệp với Vinamilk để thu mua sữa cho bà con nông dân thành phố là một việc đáng mừng. Tuy nhiên, trong thời buổi cơ chế thị trường đây không phải vấn đề dễ giải quyết. “Chúng tôi biết, Vinamilk đang xây dựng chuỗi giá trị để thích ứng với việc Việt Nam tham gia Hiệp định TPP. Tuy nhiên, nếu làm việc này thì công ty cần có lộ trình cho bà con chăn nuôi bò sữa thích ứng, chứ xiết liền một lúc thì bà con phá sản” - ông Tủi cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ