Vi khuẩn phân lập từ cá chẽm sử dụng hiệu quả cho tôm
Các chủng Bacillus thường được phân lập từ đất hay bùn đáy ao nuôi. Nghiên cứu gần đây cho thấy, cách rằng Chủng Bacillus được phân lập từ ruột cá chẽm cũng giúp kích thích tăng trưởng trên tôm Sú.
Ứng dụng của chủng Bacillus trong nuôi trồng thủy sản
Cải thiện sức khỏe vật nuôi
Bacillus sp thường được sử dụng để giàu hóa luân trùng và artermia, qua đó giúp cung cấp nhiều vitamin và acid amin thiết yếu cho vật nuôi. Bacillus sp có tác dụng cải thiện việc hấp thu dinh dưỡng trên cá, tôm và động vật hai mảnh vỏ. Một nghiên cứu được thực hiên trên tôm Thẻ cho thấy, hệ vi sinh vật đóng vai trò vừa hỗ trợ hệ tiêu hóa vừa là nguồn thức ăn trực tiếp cho Tôm. Một số nghiên cứu trên động vật hai mảnh vỏ cho thấy, Bacillus sp cũng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của vật nuôi do chúng tiết ra các enzyme tiêu hóa như lipase proteases.
Hỗ trợ tăng cường miễn dịch
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Rengpitpat et al., việc bổ sung chủng Bacillus vào thức ăn sẽ giúp cá Hồi tăng sức đề kháng với vi khuẩn Vibrio- một tác nhân gây ra những căn bệnh nghiêm trọng trân cá Hồi- bằng cách tăng hoat động đại thực bào. Theo Hadi Zokaei et al., (2009), trộn Bacillus subtilis vào thức ăn sẽ giúp tôm tăng trưởng nhanh, tỉ lệ sống cao và giúp giảm mật độ Vibrio.
Cải thiện chất lượng môi trường nước
Chủng Bacillus đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải đạm dư thừa trong ao nuôi, bởi vì Bacillus sp có khả năng tiết ra các enzyme cellulose, amylase và proteases. Ngoài ra chúng còn có tác dụng giảm các loại khí độc như NH3, H2S trong ao nuôi tôm, vì chúng tham gia vào quá trình phân hủy các hợp chất chứa Nito dư thừa.
Nghiên cứu chủng Bacillus phân lập từ ruột cá chẽm trên tôm Sú
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu thủy sản Ấn Độ nhằm đánh giá tác dụng của chủng Bacillus được phân lập từ ruột cá Chẽm lên tăng trưởng, khả năng tiêu hóa của tôm Sú.
Thí nghiệm có 3 nghiệm thức và được tiến hành trong 42 ngày. Thí nghiệm được bố trí như sau
Kết quả: Trên nhóm tôm D2 có tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng đạm cao hơn các nhóm còn lại, đồng thời hệ số FCR cũng thấp hơn hẳn.
Tiêu hóa: Khả năng tiêu hóa cellulose, hemicelluloses và lipid ở nhóm 2 cũng cao hơn hẳn so với nhóm 1 và nhóm 3. Đáng chú ý, hoạt động của enzyme cellulase, amylase và protease ở nhóm này cũng cao hơn hẳn so với các nhóm còn lại.
Miễn dịch: Chỉ số hồng cầu ở nhóm 2 cũng cao hơn hẳn các nhóm còn lại
Khi bổ sung vi khuẩn Bacillus sp sống được phân lập từ ruột cá chẽm với mật số 2.94 x 10^7 CFU/100g thức ăn đã giúp tôm sú tăng trưởng tốt, tăng cường hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Điều này chứng minh rằng chủng vi khuẩn này có hoạt tính sinh học cao và có tiềm năng làm nguyên liệu cho probiotic trên tôm.
Báo cáo đã mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới về việc phân lập các chủng Bacillus có lợi từ những loài cá chẽm nuôi nhằm tạo ra chủng probiotics bản địa để sử dụng hiệu quả trong ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ