Tin thủy sản Vì sao RAS vẫn thất bại?

Vì sao RAS vẫn thất bại?

Tác giả Triệu, ngày đăng 12/10/2020

Vì sao RAS vẫn thất bại?

Nói đến tương lai ngành nuôi trồng thủy sản thì RAS chính là sự lựa chọn tất yếu, nhưng dù đã có từ lâu, RAS vẫn chưa được phát triển rộng rãi và tập trung đầu tư.

Vì sao mang lại nhiều lợi ích mà hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn RAS vẫn chưa thật sự phát triển?

Cùng với sự phát triển xã hội và thời đại 4.0, ngày càng có nhiều đổi mới theo hướng công nghệ kết nối nhằm giảm sự vất vả của nhân công và có thể quản lí mọi hoạt động tốt hơn, liên kết hơn. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng không ngoại lệ, hiện nay các trang thiết bị, các quy trình kĩ thuật đến hình thức nuôi cũng liên tục được hiện đại hóa và cập nhật, đáp ứng các thách thức đến từ xã hội, thời đại và môi trường.

Từ các quy trình nuôi trong ao đất đến ao lót bạt rồi đến nuôi trên các ao/bể nổi,…đã cho thấy sự thay đổi để thích ứng với điều kiện thực tế rằng diện tích đất đang ngày càng thu hẹp và nhu cầu về sản lượng lại tăng cao. RAS (hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn) cũng là hình thức nuôi được áp dụng nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên cho chúng ta.

Vì sao nuôi trồng thủy sản thu hút các nhà đầu tư

Con người ngày càng có nhiều sự quan tâm hơn đến lĩnh vực nông nghiệp và mặt hàng nông sản trong suốt 15 năm qua, và sự quan tâm dành cho nuôi trồng thủy sản là điều mở rộng hiển nhiên. Một điều thu hút các nhà đầu tư chính là sản lượng hợp lí và bền vững khi đi vào hoạt động. Tuy nhiên cũng sẽ có nhiều nhà đầu tư không muốn bỏ một số vốn khá lớn trong thời gian dài vào lĩnh vực này. Vì vậy cần có sự làm việc cùng nhau giữa bên đầu tư và dự án.

Nuôi cá hồi trong hệ thống RAS

Thời điểm này chính là cơ hội lớn để đầu tư vào nuôi trồng thủy sản trên ao/bể nổi hay các trang trại nuôi được kiểm soát môi trường bằng các yếu tố vĩ mô. Những con số về cung và cầu của thủy sản trong thập kỉ vừa qua chính là động lực to lớn nhất về kinh tế. Ngoài ra, một điều đáng được chú ý chính là khả năng cầu vượt xa nguồn cung, điều này sẽ tác động không chỉ đến giá của sản phẩm mà còn đến giá trị hạn ngạch (về cả khai thác và nuôi trồng). Thêm vào đó đây cũng là thời điểm mà đường cong biểu thị chi phí và kinh nghiệm giao nhau. Những điều trên có tác động làm các chi phí tương đối của RAS giảm xuống đồng nghĩa các dự án sẽ khả thi hơn. Thực tế, hệ thống RAS ngày càng chứng minh về khả năng hoạt động rất tốt, chúng sẽ mang lợi nhuận đến người nông dân.

Tại sao các dự án RAS đều thất bại trong thập kỉ qua?

Có nhiều lí do để dẫn đến thất bại! Thứ nhất, sản xuất các loài cá không cung cấp cho thị trường nội địa. Thứ hai, người nuôi quá lạc quan vào việc sẽ đạt được gì đã làm họ không nhìn nhận được những thực trạng hiện hành của sản xuất. Thứ ba, những công nghệ được sử dụng đôi khi lại không phù hợp với loài nuôi hoặc môi trường nuôi. Thứ tư, chính là sự gián đoạn trong quá trình quản lí và vận hành. Để có thể vận hành thành công cần nhiều yếu tố phối hợp với nhau. Điều đó bắt đầu từ thị trường, sau đó là về nhân sự, công nghệ được lựa chọn, tài chính dự án cũng không kém phần quan trọng.

Những thách thức chúng ta sẽ gặp phải khi đầu tư vào RAS trong thời gian sắp tới

Để sản xuất được số lượng lớn cá với giá trị mà người tiêu dùng có thể chi trả thì cần giảm chi phí xây dựng dự án (điều tất yếu và có thể dự đoán được). Vậy thì vấn đề là chúng ta sẽ chi bao nhiêu tiền để có thể sản xuất 1 tấn sản phẩm, số chi phí này có thể giảm không? Để làm được đòi hỏi sự minh bạch từ các bên liên quan sản xuất về những gì hoạt động, không hoạt động và tại sao. Đồng thời, hệ thống RAS là một công nghệ cao đòi hỏi nhân sự giàu kinh nghiệm, những người phải học hỏi làm sao để giải quyết các vấn đề xảy ra hằng ngày trong các khâu thiết kế, vị trí và hoạt động máy móc,…. Tất cả những điều trên có thể xảy ra cùng lúc và đòi hỏi chúng ta phải vượt qua.

Ví dụ điển hình về một chủ đầu tư tập trung vào hệ thống RAS

Công ty Devonian Capital – doanh nghiệp đầu tư quốc tế và các dự án nuôi trồng thủy sản trên các ao/bể nổi và RAS. Devonian Capital đã sớm đầu tư vào hai dự án là Finger Lakes Fish (localCoho) tập trung nuôi cá hồi Coho và Waterfield Farms nuôi cá rô phi, tôm và các sản phẩm hữu cơ khác. Cả 2 dự án này đều nằm ở Mỹ.

Hệ thống nước chảy tại LocalCoho.

Bên cạnh sự đầu tư về tài chính, Devonian Capital còn cung cấp công nghệ và sự quản lí (họ có kinh nghiệm trong việc quản lí các trang trại nuôi từ sự vận hành đến công ty, bao gồm Ras, ao và lồng bè). Những đầu tư này chính là gửi các kỹ sư giỏi về RAS đến các hộ dân hay các doanh nghiệp khác nhằm thảo luận về hoạt động và chiến lược thương mại. Có thể xem Devonian Capital như một cổ đông hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động.

Sản lượng thu mua cá hồi của công ty gia tăng đáng kể từ đó quy mô của những trang trại nuôi cá hồi sau mỗi mùa vụ cũng dần lớn rộng hơn. Như dự án của Atlantic Sapphire tại Miami đã thu hút sự chú ý của nghành công nghiệp thủy sản, dự án nuôi cá hồi trong nhà trên cá bể nổi và hoạt động trên hệ thống tuần hoàn RAS.

Chúng ta có thể dự đoán sự phát triển của nuôi trên ao/bể nổi và RAS sẽ phát triển như thế nào

Theo Devonian Capital, đây là lĩnh vực tiềm năng và sẽ phát triển, những dự án mẫu như LocalCoho và Waterfield Farms đã chứng minh việc mang lợi nhuận vững chắc đến với các nhà đầu tư. Đây cũng là tiền đề hướng đến phát triển bền vững và truy xuất nguồn gốc. Một bước tiến trong cuộc cách mạng thích ứng và bảo vệ môi trường lại có thể áp dụng các công nghệ thời đại nhằm đáp ứng áp lực về thực phẩm của người tiêu dùng.


“Vi khuẩn của tôm” gây bệnh trên hàu “Vi khuẩn của tôm” gây bệnh trên hàu Nuôi tôm thẻ Semi-floc cho ăn tự động, tỷ lệ sống đạt 96% Nuôi tôm thẻ Semi-floc cho ăn tự động,…