Mô hình kinh tế Việt Nam phát triển nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Việt Nam phát triển nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Ngày đăng 26/06/2015

Việt Nam phát triển nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Theo đó, hai bên cam kết hợp tác để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP đến chứng nhận ASC.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, nuôi trồng thủy sản là một trong bốn lĩnh vực chủ chốt trong ngành thủy sản của Việt Nam, chiếm 60% tổng sản lượng thủy sản và dự kiến sẽ tăng lên 70% vào năm 2020.

Để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, ông Tuấn cho biết, Bộ NN & PTNT đã ban hành Tiêu chuẩn Thực hành Nông nghiệp tốt Việt (VietGAP).

Cả hai bên xem xét sự khác biệt giữa VietGAP và ASC và đồng ý triển khai một dự án chung đưa ra hướng dẫn cho người nuôi đã đạt chứng nhận VietGAP tiến tới đạt chứng nhận ASC.

Chris Ninnes, Giám đốc điều hành của ASC, cho biết, thông qua dự án này, ASC đang tiếp cận với các người nuôi trong đó có cả người sản xuất nhỏ và sẽ hỗ trợ họ trong việc cải thiện hoạt động của mình.

Ông cho biết cách tiếp cận này cũng sẽ cho phép các ASC trở thành một nhà cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn bằng cách giảm chi phí cho các nhà sản xuất, những người muốn đạt được chứng nhận ASC. Hiện nay, ASC đã cấp giấy chứng nhận chất lượng cho khoảng 3.000 nhãn hiệu trên thị trường và trên 500.000 tấn sản phẩm.

Trong năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra, trong đó quy định các trại nuôi phải đạt chứng nhận VietGAP hoặc chứng chỉ tương đương vào cuối năm 2015. Đây là cam kết của Chính phủ Việt Nam để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.


Hội thảo phát triển nghề nuôi cá thương phẩm ven kênh Đông – Củ Chi Hội thảo phát triển nghề nuôi cá thương… Nhiều vùng nuôi thủy sản chưa ổn định Nhiều vùng nuôi thủy sản chưa ổn định