Thống kê thủy sản Việt Nam vượt Ecuador trở thành thị trường cung tôm lớn thứ ba của Mỹ

Việt Nam vượt Ecuador trở thành thị trường cung tôm lớn thứ ba của Mỹ

Tác giả H. Mĩ, ngày đăng 22/12/2018

Việt Nam vượt Ecuador trở thành thị trường cung tôm lớn thứ ba của Mỹ

Nguồn cung tôm từ Việt Nam trong tháng 10 tăng 37% so với cùng kì năm ngoái, đạt 8.573 tấn, vượt Ecuador vươn lên trở thành thị trường cung cấp tôm lớn thứ ba của Mỹ.

Theo Cục Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), tháng 10 nhập khẩu tôm của nước này tiếp tục tăng tháng thứ ba liên tiếp, đạt 74.704 tấn, trị giá 678 triệu USD.

Trong đó, nguồn cung tôm từ Việt Nam tăng 37% so với cùng kì năm ngoái, đạt 8.573 tấn, vượt Ecuador vươn lên trở thành thị trường cung cấp tôm lớn thứ ba của Mỹ.

Cục Xuất nhập khẩu nhận định việc Mỹ giảm mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam đã tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, tính chung 10 tháng năm 2018, nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam vẫn giảm 3% so với cùng kì năm trước. Thị phần tôm Việt Nam trong 10 tháng năm 2018 giảm nhẹ so với cùng kì năm 2017.

Ấn Độ tiếp tục là thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ trong tháng 10 với lượng đạt 27.793 tấn, tăng 17% so với cùng kì năm ngoái. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp Mỹ tăng nhập khẩu tôm từ Ấn Độ với tốc độ tăng trưởng 2 con số.

Lũy kế 10 tháng năm 2018, lượng tôm xuất khẩu của Ấn Độ sang Mỹ đạt 203.699 tấn, tăng 17% so với cùng kì năm 2017.

Tháng 10, giá tôm trung bình nhập khẩu từ Ấn Độ ở mức 8,9 USD/kg, tăng so với mức 8,49 USD/kg trong tháng 9. Đây là tháng tăng giá thứ 2 liên tiếp, nhưng vẫn thấp hơn so với mức giá trung bình 10,73 USD/kg của tháng 10/2017.

Tuy nhiên, các vấn đề về dịch bệnh trên tôm cũng có thể ảnh hưởng sản xuất của Ấn Độ trong thời gian tới. Theo Hiệp hội trại giống tôm Ấn Độ (AISHA), đó là hội chứng phân trắng và mầm bệnh enterocytozoon hepatopenaei, hoặc EHP.

Hiện nay Ấn Độ là nước dẫn đầu trong danh sách báo cáo của Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) liên quan đến salmonella hoặc kháng sinh cấm.

Theo thống kê của FDA, từ năm 2016 đến tháng 10, Ấn Độ chiếm tới 49% tổng số lô hàng tôm bị cơ quan này từ chối thông quan do phát hiện ra salmonella; và chiếm 52% tổng số lô hàng tôm bị từ chối nhập khẩu do phát hiện thấy có kháng sinh cấm.


Xuất khẩu tôm chưa có dấu hiệu phục hồi, dự báo giảm 2% trong năm 2018 Xuất khẩu tôm chưa có dấu hiệu phục… Giá tôm Mỹ chạm đáy ba năm, mối nguy lớn đối với sản lượng Giá tôm Mỹ chạm đáy ba năm, mối…