Vĩnh Phúc: Tạo ra thanh long trái vụ, tăng năng suất nhờ ứng dụng KH&CN
Việc thực hiện biện pháp chiếu sáng và chăm sóc khoa học đã tạo ra sản phẩm trái vụ cho cây thanh long ruột đỏ. Góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
Xử lý cây thanh long ruột đỏ bằng biện pháp chiếu sáng và chăm sóc, tạo ra sản phẩm quả trái vụ nhằm tăng năng suất
Năm 2017, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để xử lý cây thanh long ruột đỏ bằng biện pháp chiếu sáng và chăm sóc, tạo ra sản phẩm quả trái vụ nhằm tăng năng suất, nâng cao hiệu qủa kinh tế”.
Bản chất của biện pháp này là để tạo ra phản ứng của một phức hợp sắc tố - protein, gọi là phytochrom. Sắc tố này sẽ hấp thụ những ánh sáng chuyên biệt ở bước sóng rất cụ thể thuộc vùng đỏ (R) và đỏ xa (FR) và tồn tại ở hai dạng có thể chuyển hóa sang nhau.
Cây thanh long ra hoa cần phải tích lũy được một lượng ánh sáng chuyển hóa nhất định cho nên cần thời gian ngày dài và thời gian đêm ngắn để có đủ lượng phytochrom thúc đẩy sự ra hoa. Do vậy, sự chiếu sáng nếu đúng phổ hấp phụ của phytocrom vào thời gian đêm sẽ có tác dụng rất mạnh mẽ đến sự thúc đẩy ra hoa.
Thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, cơ quan thực hiện đề tài đã hỗ trợ hệ thống điện, tiền điện thắp sáng và phân bón cho diện tích thử nghiệm tại các hộ dân có trồng thanh long. Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về thời điểm, thời gian ra hoa, đậu quả, số lần thu hoạch/năm, năng suất của cây thanh long ruột đỏ, từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng đèn điện chiếu sáng và chế độ chăm sóc để tạo quả trái vụ so với việc chăm sóc thông thường.
Qua quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu đã đưa ra quy luật trong đèn như sau: Đối với một đơn vị diện tích thì chỉ có thể thực hiện được tối đa 2 lần trong đèn là vào cuối vụ chính, khoảng trong tháng 10. Vì khi sáng tháng 11, nhiệt độ hạ thấp, kết hợp mưa, sương… gây bất lợi cho việc phân hóa mầm hoa.
Lần trong đèn thứ hai là đầu vụ chính. Khi áp dụng cần căn cứ vào điều kiện thời tiết, nhiệt độ để điều chỉnh thời điểm trong đèn thích hợp. Đặc biệt, trong một vườn nên trong đèn ở các thời điểm cách nhau 7-10 ngày để tránh gặp rủi ro về thời tiết.
Thời gian trong đèn ở các thời điểm khác nhau cũng cho kết quả khác nhau, tuy nhiên, khi đạt được số mầm hoa mong muốn (khoảng 20-25 mầm hoa/trụ) thì có thể dừng trong đèn. Số giờ trong đèn của 1 đêm cũng ảnh hưởng đáng kể tới năng suất, đối với vụ đông ở miền Bắc, nên trong đèn khoảng 14h/đêm là tốt nhất, có thể giảm số giờ thắp sáng của 1 đêm nếu số giờ nắng trong ngày nhiều.
Thực tế thực hiện biện pháp chiếu sáng và chăm sóc để tạo ra sản phẩm trái vụ cho cây thanh long ruột đỏ huyện Lập Thạch đã cho những kết quả khả quan. Trong các năm tiếp theo, đơn vị thực hiện đề tài sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá về việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để tạo ra quả trái vụ và hiệu quả kinh tế từ việc tạo quả trái vụ mang lại, từ đó hướng dẫn người dân nhân rộng mô hình, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ