Vụ Cá Nuôi Chết Ở Phổ Thạnh (Quảng Ngãi) Do Ô Nhiễm Môi Trường Nước
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi vừa có báo cáo kết quả cá nuôi trong lồng bè chết ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ). Theo đó, cá chết do môi trường nước không đảm bảo.
Kết quả kiểm tra mẫu nước tại hiện trường: độ mặn 35‰, pH 7,32; ô xy hòa tan 3,2 mg/lít; NH3 0,5 mg/lít.
Đối chiếu với Quy chuẩn Việt Nam QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ, thì 2 chỉ tiêu ôxy hòa tan và NH3 vượt giới hạn cho phép (giá trị giới hạn các chỉ tiêu theo quy chuẩn: ôxy hòa tan ≥ 5 mg/lít; NH3 ≤ 0,1 mg/lít).
Để khắc phục tình trạng trên, Chi cục Thú y đề nghị Trạm Thú y huyện Đức Phổ và UBND xã Phổ Thạnh tiếp tục hướng dẫn cho các hộ nuôi thực hiện các biện pháp:
- Thu gom cá chết chôn ở vị trí thích hợp, đồng thời tiêu độc khử trùng hố chôn bằng vôi, chlorine… liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để hạn chế ô nhiễm môi trường gây tác động bất lợi cho cá nuôi.
- Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi và các dụng cụ thao tác trong quá trình nuôi, vớt hết thức ăn thừa trong lồng nuôi để tránh ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng các biện pháp đảo nước để tăng cường ô xy hòa tan, nhất là vào khoảng thời gian từ 3- 4 giờ sáng (đây là thời gian mà hàm lượng ôxy hoà tan thấp nhất trong ngày, dễ làm cá chết do thiếu ôxy).
- Sử dụng chlorine dạng bột cho vào túi vải, treo giữa lồng, với liều lượng 0,4- 0,8 ppm (0,4- 0,8g/m3 lồng), sau thời gian 3- 4 ngày thay 1 lần để làm sạch môi trường nước tại lồng nuôi.
Như tin đã đưa, vào ngày 6.8, gần 7.000 con cá nuôi trong lồng bè sắp thu hoạch của 12 hộ dân dưới chân cầu Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh bổng dưng chết hàng loạt khiến các hộ dân điêu đứng. Ước tổng thiệt hại cả tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ