Tin nông nghiệp Vựa rau lớn nhất Lâm Đồng sau 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp

Vựa rau lớn nhất Lâm Đồng sau 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp

Tác giả Thu Hà, ngày đăng 30/08/2017

Vựa rau lớn nhất Lâm Đồng sau 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp

Huyện Đơn Dương chỉ có 30% diện tích đất nông nghiệp nhưng sau 5 năm tái cơ cấu, đã vươn lên thành vựa rau lớn nhất Lâm Đồng.

Một góc vùng chuyên canh rau rộng lớn huyện Đơn Dương. Ảnh: Bizmedia

Trong câu chuyện về hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, làm ăn tập thể và canh tác theo hướng sạch, mỗi địa phương có cách làm khác nhau. Trong đó, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã "thay da đổi thịt" sau 5 năm đầu tiên tái cơ cấu nông nghiệp.

Với quỹ đất nông nghiệp chiếm một phần ba diện tích toàn tỉnh, những năm 1990, Đơn Dương chỉ có vài trăm ha canh tác lúa và vài loại rau. Song 10 năm trở lại đây, nhận thấy tiềm năng kinh tế của hoa màu và chăn nuôi, huyện đã mạnh dạn cải cách cơ cấu cây trồng. Thành quả không chỉ thay đổi bộ mặt nông thôn, mà còn mang lại sinh kế ổn định cho người nông dân.

Tính đến tháng 7/2017, Đơn Dương có trên 25.000ha chuyên canh hàng chục loại hoa màu và cung cấp tới 854.284 tấn rau củ cho cả nước. Năm 2016, giá trị sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao của huyện đạt bình quân 220 triệu đồng mỗi ha một năm. Nhiều mô hình cho hiệu quả 500 triệu đến một tỷ đồng mỗi ha.

Mô hình sản xuất rau tại Đơn Dương

Giai đoạn 2016-2020, huyện tiếp tục kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp 5 năm lần thứ hai. Đại diện phòng nông nghiệp Đơn Dương cho biết, mục tiêu chính của dự án nhằm nâng cao giá trị kinh tế từ sản xuất nông nghiệp cho nông dân.

Đơn Dương đang dần hình thành chuỗi sản xuất khép kín ngay tại địa phương từ khâu giống, phân bón, máy móc nông nghiệp tới thu hoạch, tìm đầu ra. Để sản xuất những đơn hàng lớn, huyện hình thành nhiều cánh đồng mẫu lớn, tổ chức làm ăn tập thể với 13 tổ hợp tác và 10 hợp tác xã.

Các cánh đồng sản xuất được cung ứng nước tưới đầy đủ cùng điện đường, trường trạm hỗ trợ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nông dân địa phương được hỗ trợ trong vay vốn để tự chủ giống cây trồng. Đến nay, toàn huyện có tới 140 cơ sở ươm cây giống để phục vụ sản xuất tại chỗ.

Về đầu ra, Ủy ban nhân dân thực hiện vai trò kết nối doanh nghiệp thu mua, đơn vị kiểm soát, chứng nhận chất lượng sản phẩm. Hiện huyện Đơn Dương đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” cho 24 đơn vị. Nhiều cơ sở đạt chứng nhận VietGap, GlobalGap. Không ít tổ hợp tác, hợp tác xã ký được hợp đồng bao tiêu với các công ty lớn như VinEco, siêu thị Metro…


Dưa hấu vuông không ngon nhưng đắt đỏ ở Nhật Bản Dưa hấu vuông không ngon nhưng đắt đỏ… 1.000 tấn cam, bưởi Phúc Trạch được doanh nghiệp bao tiêu 1.000 tấn cam, bưởi Phúc Trạch được doanh…