Vùng nuôi tôm hùm xuất hiện tảo độc
Kết quả cho thấy, các thông số lý, hóa, chất lượng nước như pH, độ mặn…đều nằm trong giới hạn cho phép, phù hợp để nuôi tôm. Tuy nhiên, mật độ vi khuẩn Vibrio tổng số đều thấp hơn giá trị giới hạn cho phép.
Cụ thể, tại vùng nuôi Xuân Phương (TX Sông Cầu), An Hòa (Tuy An) chất lượng môi trường nước đều phù hợp nuôi tôm hùm. Riêng thủy vực nuôi tại Xuân Thịnh, Xuân Thành (TX Sông Cầu) đã xuất hiện một số loại tảo độc có thể gây ảnh hưởng đến tôm hùm nuôi.
Vì vậy khuyến cáo người nuôi cần thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời khi tôm nuôi có biểu hiện hoạt động kém, ức chế hô hấp…
Mặt khác, người nuôi nên thu gom và xử lý chất thải đúng nơi quy định nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm thủy vực và ngăn ngừa sự phát triển của tảo độc do ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi.
Bên cạnh đó các vùng nuôi chủ động quản lý thức ăn tôm không để dư thừa, bổ sung định kỳ vitamin và khoáng chất vào thức ăn cho tôm nhằm tăng cường sức đề kháng.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ