Tôm thẻ chân trắng Xử lý ao nuôi bằng chế phẩm sinh học Neo-Polymic

Xử lý ao nuôi bằng chế phẩm sinh học Neo-Polymic

Tác giả Hà Kiều, ngày đăng 05/11/2018

Xử lý ao nuôi bằng chế phẩm sinh học Neo-Polymic

Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Khoa học và Công nghệ Hải Phòng đã ứng dụng công nghệ sinh học SX sản phẩm vi sinh chức năng Neo-Polymic phục vụ nuôi thủy sản. Sau khi cung cấp chế phẩm cho nhiều hộ nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Chế phẩm Neo-Polymic sử dụng các chủng vi sinh vật đã được phân lập và tuyển chọn bằng các kỹ thuật vi sinh, kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại. Neo-Polymic có tác dụng làm giảm các độc tố trong ao nuôi xuống mức thấp nhất (chủ yếu là NH3, H2S), giảm mùi hôi của nước, ổn định pH và cân bằng hệ sinh thái trong ao, tăng lượng oxy hoà tan…

Tại xã Tiên Thắng, vùng đồng chiêm trũng có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn của huyện Tiên Lãng, nhiều hộ dân cũng đã sử dụng chế phẩm Neo-polymic cho ao nuôi cá của mình. Qua theo dõi cho thấy các chỉ tiêu theo dõi đánh giá môi trường nước ao sử dụng chế phẩm Neo-polymic đều trong khoảng phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của các nước ngọt.

Ở các ao nuôi không sử dụng chế phẩm, xảy ra hiện tượng cá bị nấm, bệnh, chết, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Đối với các ao nuôi sử dụng chế phẩm thì các chỉ số sinh thái có thay đổi nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp thu thức ăn và tốc độ sinh trưởng của cá. Ao nuôi ghép cá trắm, chép, mè, trôi, rô phi… nước hầu như rất ít nhớt và không có mùi hôi, nguồn tảo chết trong ao cũng bị hấp thụ hết. Nhờ sử dụng chế phẩm sinh học mà cá có được môi trường sống phù hợp nhất nên mau lớn, ít hao hụt, ít nhiễm bệnh, người nuôi ít khi phải dùng thêm hóa chất và thuốc kháng sinh cho cá.

Về kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học Neo-Polymic, người nuôi cần chú ý trước khi vào vụ nuôi, cần tiến hành bón vôi diệt tạp đáy áo, phơi ao, sau đó sử dụng 1 - 2 kg chế phẩm cho 1.000 m2 ao nuôi nhằm xử lý ô nhiễm tầng đáy và phát triển hệ vi sinh vật có lợi ở đáy ao. Sau khi đưa nước cấp vào ao nuôi, tiếp tục sử dụng chế phẩm để xử lý nước ao trước khi thả giống. Trong quá trình nuôi, định kỳ sử dụng chế phẩm để quản lý chất lượng nước nuôi, phòng chống dịch bệnh cho cá.

Tại thôn Xuân Sơn 2 (xã An Thắng, huyện An Lão, Hải Phòng), từ năm 2012 đã có hộ nuôi cá cảnh (cá chép vảy rồng) sử dụng chế phẩm sinh học Neo-polymic để xử lý môi trường nước trong ao nuôi. Cá cảnh là loài ưa nước sạch và rất nhạy cảm với thời tiết, nếu thời tiết không thuận lợi hoặc nước ao bị ô nhiễm, cá rất dễ mắc bệnh và chết hàng loạt. Tuy nhiên, trong ao sử dụng chế phẩm sinh học, dù thời tiết có diễn biến phức tạp, cá chép vảy rồng trong ao vẫn tiêu hóa tốt thức ăn, mau lớn, phát huy tối đa màu sắc sặc sỡ của chúng.

Hiện toàn xã An Thắng có 12 hộ nuôi cá cảnh với tổng diện tích 5 ha. Nghề nuôi cá cảnh gặp nhiều rủi ro do môi trường nước ô nhiễm nặng, hằng năm thường xảy ra dịch bệnh vào thời điểm nắng nóng kéo dài hoặc mùa nước cạn làm cá chết hàng loạt. Sử dụng chế phẩm Neo-polymic bà con nuôi có hiệu quả hơn, 1 ha ao nuôi cá cảnh trong 1 năm (2 vụ), sử dụng chế phẩm trên có thể thu lợi nhuận trên 230 triệu đồng.


Quản lý môi trường nước trong ao nuôi tôm khi thời tiết chuyển mùa mưa Quản lý môi trường nước trong ao nuôi… Cách phòng bệnh đốm trắng trong mùa lũ Cách phòng bệnh đốm trắng trong mùa lũ