Xử Lý Cây Lúa Đang Bị Ngộ Độc Hữu Cơ
Đây là hiện tượng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ do quá trình chuẩn bị đất quá ngắn, không kỹ dẫn đến rơm rạ từ vụ trước chưa kịp phân huỷ hoặc phân huỷ không hoàn toàn gây nên. Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, để khắc phục hiện tượng này bà con cần áp dụng ngay một số biện pháp sau đây:
- Đối với các ruộng lúa đang bị ngộ độc hữu cơ, trước tiên bà con cần tháo hết nước ở ruộng để cho ruộng khô nứt chân chim, cho đất thông thoáng nhả bớt khí độc CO2, rải phân supe lân hoặc phun phân bón qua lá kahumat, hydrophos… có hàm lượng lân cao, tháo nước mới vào và làm cỏ sục bùn.
- Trong điều kiện lúa không bị rầy nâu tấn công thì nên tháo nước cho mặt ruộng khô nứt chân chim ít bữa rồi lại đưa nước mới vào theo chu kỳ 3-4 lần/vụ sẽ hạn chế được hiện tượng ngộ độc hữu cơ rất cao.
- Tuy nhiên, trong trường hợp ruộng đang bị rầy nâu tấn công với mật số lớn thì nên ưu tiên giữ đủ mức nước để phòng chống rầy tốt hơn trong thời gian phun thuốc dập dịch sau đó mới tháo nước như hướng dẫn trên đây. Trong thời gian này cần ngừng bón đạm. Chờ 6-7 ngày sau, nhổ cây lúa lên thấy ra rễ mới có màu trắng là đã cứu lúa thành công có thể bón thêm phân để đạt năng suất.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ