Xứ Thanh kỳ vọng vào chiến lược thủy sản mới
Một cán bộ xã Hoằng Phụ dẫn chúng tôi đi xem các đầm tôm của địa phương rồi lắc đầu ngán ngẩm: Khoảng 20 năm trước, ở đây có một dự án xây dựng hạ tầng nuôi tôm công nghiệp nhưng bị lỗi thời quá nhanh. Hạ tầng xây dựng để phục vụ nuôi tôm công nghiệp trong ao chìm, nhưng chỉ vài năm sau khi hoàn thành thì người dân chuyển sang nuôi tôm trên cát và giờ nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm trong nhà màng ên gần như không sử dụng được.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ cho hay, người nuôi tôm ở đây nhiều năm nay thất bát, họa hoằn mới có vài hộ được vài lứa. Vì vậy, để tránh thua đậm, trong số 240ha nuôi trồng thủy sản ở đây hiện chỉ có 30ha nuôi tôm công nghệ cao còn lại là nuôi quảng canh.
“Năm 2001, tỉnh Thanh Hóa đầu tư xây dựng hạ tầng khu nuôi tôm công nghiệp với diện tích 106ha. Nhưng điều bất cập ở đây là không xây dựng hệ thống hồ lắng. Được vài năm trạm bơm nước từ biển vào cũng bị bồi lắng, việc lấy nước vào rất khó khăn và mất nhiều chi phí. Vì vậy, người nuôi tôm phải chờ thủy triều lên mới lấy được nước. Đường lấy nước, đường xả nước cùng một hệ thống nên nguồn nước bị ô nhiễm, tôm chết nhiều, nuôi tôm thất bát. Nhiều hộ chuyển sang nuôi quảng canh may mắn được ăn”, ông Bình cho hay.
Sau sự thất bại của hạ tầng một số vùng nuôi, năm 2012, tỉnh Thanh Hóa thực hiện Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dự án đầu tư 10 vùng nuôi trồng thủy sản an toàn sinh học và đa dạng hóa với 1.180ha nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng các vùng nuôi an toàn sinh học, đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản tại các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa và Quảng Xương. Các hạng mục được đầu tư gồm trạm bơm cấp nước biển, công trình điện phục vụ trạm bơm, đường, cống, kênh cấp nước chính, ao trữ nước và đê bao đồng, hạ tầng phát triển sản xuất giống thủy sản,...
Người nuôi tôm ở Thanh Hóa lấy nước từ hạ nguồn sông Mã, nơi có nguồn nước ô nhiễm, ảnh hưởng đến việc nuôi tôm. Ảnh: Võ Dũng.
Tuy nhiên, các vùng nuôi được đầu tư chỉ phù hợp với các hình thức nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh. Khi chuyển sang nuôi thâm canh, công nghệ cao nhiều vùng không đủ điều kiện về hạ tầng để sản xuất nên giá thành sản xuất tăng cao, hiệu quả kinh tế thấp.
Vì vậy, dù là một vùng tiềm năng lớn nhưng năng suất, sản lượng, chất lượng các đối tượng nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chỉ nằm trong mức bình quân chung cả nước. Trước thực trạng trên, năm 2021, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2025, Thanh Hóa có 50% diện tích nuôi tôm được chứng nhận VietGap; 30% diện tích nuôi thâm canh công nghệ cao trong nhà bạt, nhà kính; 25% diện tích nuôi tôm được các công ty, hợp tác xã liên kết với các hộ dân sản xuất, chế biến, tiêu thụ; 70% sản phẩm tôm tiêu thụ trong nước, 30% xuất khẩu; 1 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP.
Về nuôi ngao, 100% diện tích nuôi tập trung đạt tiêu chuẩn VietGAP; 70% sản phẩm ngao nuôi tiêu thụ trong nước, 30% xuất khẩu; có 1 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP.
Diện tích nuôi lồng, giàn tại khu vực biển đảo Hòn Mê là 70.000m3, diện tích nuôi trong ao nước mặn, lợ tại các khu vực ven biển 3.500ha, sản lượng nuôi biển 3.200 tấn; 80% diện tích nuôi biển đạt tiêu chuẩn VietGAP; 70% sản phẩm nuôi biển tiêu thụ trong nước, 30% xuất khẩu; 1 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP.
Mục tiêu tiêu đặt ra của đề án là đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa có diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ ổn định 5.100 ha với tổng sản lượng 29.000 tấn. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai các chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng, khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2021 - 2025.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ