Xuất hiện nhiều sâu bệnh hại trên cây trồng
Theo đó, cây cà phê đang trong giai đoạn quả non xuất hiện các sâu bệnh hại như bệnh rỉ sắt với tỷ lệ 6,8%, diện tích nhiễm 700 ha; khoảng 250 ha nhiễm bệnh khô cành, tỷ lệ bệnh hại trung bình 2,5%; có 165 ha cà phê bị nhiễm bệnh rệp sáp cành và rệp vẩy xanh, phân bố rải rác với tỷ lệ hại trung bình 2,5%.
Đối với cây hồ tiêu đang trong giai đoạn ra hoa, sâu bệnh hại chủ yếu là bệnh vàng lá (bệnh chết chậm), diện tích nhiễm là 249 ha với tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình là 7%, phân bổ rải rác; bệnh rệp sáp gốc với diện tích nhiễm khoảng 249 ha, mật độ trung bình 0,7 con/hố; 249 ha tiêu bị nhiễm bệnh tuyến trùng hại rễ, với tỷ lệ nhiễm trung bình 10,7%, phân bố hầu hết trên diện tích tiêu của huyện; bệnh chết nhanh chết chậm khoảng 70 ha với tỷ lệ nhiễm trung bình là 1,7%, phân bố rải rác.
Bệnh rệp sáp có khả năng gây rộng trái trên cây cà phê. Ảnh: Quang Tấn
Hiện Trạm Bảo vệ Thực vật huyện đã và đang tập trung hướng dẫn và khuyến cáo người dân cách phòng trừ, cũng như khuyến cáo các loại thuốc bảo vệ thực vật để người dân chủ động phòng trừ có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Trạm Bảo vệ Thực vật huyện cũng đã tăng cường công tác phối hợp thanh tra các đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật, kiểm tra các hoạt động buôn bán, hội thảo thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn diễn ra theo đúng quy định.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ