Xuất khẩu cá ngừ vẫn chưa phục hồi
Trong quý này, Việt Nam XK cá ngừ sang 85 thị trường, tăng 10 thị trường so với cùng kỳ năm 2014. Top 8 thị trường lớn gồm: Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Israel, Mexico, Canada và Nga chiếm 85% tổng giá trị XK.
Trong đó, giá trị XK sang thị trường Nhật Bản tiếp tục giảm mạnh tới 43,2%; các thị trường dẫn đầu như Mỹ giảm 1,2%; EU giảm 15,5%, Đức giảm 4,4%, Italy giảm 54,8%, Israel giảm 49,8%. XK sang ASEAN tăng 29%; Tây Ban Nha tăng 51,6%; Mexico tăng 188% về giá trị so với quý I/2014.
Cơ cấu sản phẩm cá ngừ đông lạnh và cá ngừ chế biến đã tiến dần tới tỷ trọng cân bằng. Cụ thể, cá ngừ (HS 03) chiếm 50,2%; cá ngừ chế biến (HS 16) chiếm 49,8%. So với năm 2014, tỷ trọng cá ngừ chế biến (HS 16) đã tăng 2%. Trong đó, giá trị sản phẩm cá ngừ chế biến khác (thuộc HS 16) tuy chỉ bằng 40% giá trị cá ngừ đóng hộp nhưng tăng 50,42% so với cùng kỳ năm 2014. Trong 3 tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp XK Việt Nam tăng mạnh giá trị XK sản phẩm cá ngừ vằn chế biến.
Nguồn nguyên liệu cá ngừ vằn tiếp tục ổn định, nguồn cung cá ngừ vằn trên thế giới tiếp tục tăng do sản lượng khai thác lớn. Tuy nhiên kèm theo đó dự báo về sự sụt giảm mạnh về giá nhập khẩu tại hầu khắp các thị trường nhập khẩu lớn. Dự báo quý II/2015, giá trị XK cá ngừ đạt 123 triệu USD, giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ