Tin thủy sản Xuất khẩu chưa hết khó vì tôm nguyên liệu không còn nhiều

Xuất khẩu chưa hết khó vì tôm nguyên liệu không còn nhiều

Tác giả Tích Chu, ngày đăng 27/10/2023

Xuất khẩu chưa hết khó vì tôm nguyên liệu không còn nhiều

Mặc dù xuất khẩu tôm đã tăng trở lại trong những tháng gần đây và theo dự báo sẽ còn tiếp tục tăng từ nay đến hết tháng 11, nhưng khó khăn đối với doanh nghiệp và ngành tôm thì vẫn còn đó. Bởi áp lực về sự cạnh tranh, về tình hình lạm phát… nên giá tôm xuất khẩu đến giờ vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Nguồn cung tôm nguyên liệu từ các tỉnh nuôi tôm trọng điểm như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… hiện không còn nhiều, nhưng giá tôm hiện tại vẫn không cao như kỳ vọng. Không những thế, theo các doanh nghiệp, giá tôm từ nay đến cuối năm cũng rất khó tăng, một phần do nhu cầu tiêu thụ đang thấp, phần khác đến từ sự cạnh tranh của các cường quốc tôm khác, như: Ecuador, Ấn Độ…

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Hay nói một cách khác là, một khi doanh nghiệp buộc phải bán với giá thấp thì họ không thể mua vào với mức giá cao được. Đơn cử như tại Sóc Trăng, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp chuyên chế biến tôm giá trị gia tăng có tỷ suất lợi nhuận cao, nhưng do giá xuất khẩu từ đầu năm đến nay quá thấp nên họ cũng không hỗ trợ được nhiều về giá mua tôm nguyên liệu cho người nuôi.

Khi chúng tôi đặt vấn đề về triển vọng xuất khẩu tôm từ nay đến cuối năm, theo ông Võ Văn Phục – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam (Vinacleanfood), tăng thì vẫn có tăng, nhưng khó khăn thì vẫn chưa hết. Ông Phục cho biết thêm: “Do áp lực cạnh tranh từ các nước sản xuất tôm lớn, rồi sức tiêu thụ giảm vì lạm phát, tình hình tồn kho… nên dù đã vào cao điểm xuất hàng, lượng tôm tiêu thụ có tăng lên nhưng giá tôm xuất khẩu thì chưa được cải thiện nhiều. Đây cũng chính là lý do vì sao giá tôm trong nước chỉ tăng được chút ít, dù nguồn cung tôm nguyên liệu đã không còn dồi dào như trước”.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang tập trung giao hàng cho đối tác và dự kiến sẽ kết thúc cao điểm chế biến xuất khẩu vào khoảng cuối tháng 11. “Thông thường, hợp đồng giao hàng cho nhà nhập khẩu các nước châu Âu hay Bắc Mỹ tập trung mạnh từ giữa tháng 10 cho đến cuối tháng 11, sau đó giảm dần từ tháng 12 cho đến quý I năm sau. Riêng các đơn hàng cho các nước châu Á, như: Nhật, Hàn Quốc… thì vẫn duy trì đến hết năm. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp lo lắng hơn là khó khăn của năm 2023 này liệu có tiếp tục kéo dài sang những tháng đầu năm của năm 2024 hay không” – ông Phục chia sẻ.

Thông thường, từ tháng 9 trở đi, câu chuyện của ngành tôm thường xoay quanh mối liên hệ giữa nguồn cung nguyên liệu và thị trường xuất khẩu, bởi đây là thời điểm cuối vụ nuôi nhưng lại là cao điểm của chế biến xuất khẩu, nên thường hay xảy ra tình trạng thiếu hụt tôm nguyên liệu và giá tôm tăng cao. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa nghe doanh nghiệp nào than vãn chuyện thiếu nguyên liệu, còn giá tôm dù đã được cải thiện nhưng vẫn khá thấp so với cùng kỳ.

Về vấn đề này, ông Phục giải thích: “Do đây là thời điểm doanh nghiệp tập trung làm hàng giá trị gia tăng để phục vụ đơn hàng cho nhu cầu lễ, Tết cuối năm, nên tốc độ chế biến sẽ không nhanh như bình thường. Mặt khác, do xuất khẩu gặp khó trong hơn nửa năm nên hầu như doanh nghiệp nào cũng tồn kho một lượng tôm nhất định và đây là cơ hội để xả kho và mua vào ở mức vừa phải, nhằm không để lỡ cơ hội khi thị trường phục hồi”.

Với giá tôm hiện tại, nếu vụ nuôi tốt và tôm đạt kích cỡ lớn, người nuôi vẫn có lời. Ảnh: TÍCH CHU

Mặc dù, số lượng hàng xuất khẩu bắt đầu tăng mạnh kể từ tháng 9 và dự kiến còn kéo dài đến gần cuối năm, nhưng nhìn chung, theo các doanh nghiệp, doanh số xuất khẩu năm nay vẫn sẽ giảm khoảng 10 – 16%. Riêng Vinacleanfood, theo ông Phục giảm khoảng 15 – 16% so với năm ngoái. Còn theo báo cáo từ sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh nuôi tôm lớn, như: Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh… sản lượng tôm thu hoạch trong 9 tháng đầu năm này đều tăng so với cùng kỳ.

Riêng Sóc Trăng, sản lượng tôm thu hoạch đầu năm đến nay đã trên 150.000 tấn và hiện lịch thả giống vụ tôm năm 2023 đã kết thúc nhưng toàn tỉnh vẫn còn hơn 12.000ha tôm chưa thu hoạch. Như vậy, nhiều khả năng sản lượng tôm cả năm của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và các tỉnh nuôi tôm trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung vẫn sẽ đạt theo kế hoạch. Hay nói một cách khác là khả năng thiếu tôm nguyên liệu dịp cuối năm sẽ rất khó xảy ra và giá tôm khó có chuyện tăng đột biến như những năm trước.

Từ đầu tháng 9 đến nay, giá tôm tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long có chiều hướng tăng nhẹ với hầu hết các kích cỡ. Giá tôm thẻ loại 100 con/kg từ mức chỉ 65.000 – 70.000 đồng/kg hiện đã tăng lên 78.000 – 81.000 đồng/kg. Loại 50 con/kg giá 106.000 – 109.000 đồng/kg; loại 30 con/kg giá 137.000 – 140.000 đồng/kg… Riêng tôm thẻ loại 20 con/kg thuộc loại hàng hiếm nên có giá khoảng 181.000 đồng/kg.

Trong khi đó, theo tính toán của người nuôi tôm, do giá vật tư đầu vào cao và tỷ lệ thành công ở vụ nghịch này thấp, nên giá thành tôm thẻ loại 100 con/kg hiện vào khoảng 75.000 – 78.000 đồng/kg; loại 50 con/kg giá thành 85.000 – 90.000 đồng/kg; loại 30 con/kg giá thành 98.000 – 105.000 đồng/kg. Nhìn vào bảng giá thành trên có thể thấy, nếu nuôi tôm đạt tỷ lệ sống cao và nuôi được kích cỡ từ 50 con/kg trở về lớn người nuôi vẫn có lợi nhuận ở mức chấp nhận được. Điều này lý giải vì sao hiện những mô hình nuôi tôm lót bạt ứng dụng công nghệ cao vẫn đang tiếp tục nuôi còn những hộ nuôi ao đất thì hầu hết đều đã ngưng nuôi.

may quat nuoc HS

MÁY QUẠT NƯỚC HS

- Oxy hoà tan cao

- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt

- Ưu điểm:

   + Tiêu thụ điện năng thấp

   + Tiêu chuẩn ISO-9001

   + Chất lượng vượt trội

- Ứng dụng:

   + Nuôi tôm thâm canh

   + Nuôi tôm trong nhà

   + Hệ thống ương nuôi tôm


Chủ động ứng phó mưa lũ cho nuôi trồng thủy sản Chủ động ứng phó mưa lũ cho nuôi… Xuất khẩu thủy sản đang dần lấy lại đà tăng trưởng Xuất khẩu thủy sản đang dần lấy lại…