Tin thủy sản Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng hơn 40%

Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng hơn 40%

Tác giả Kim Thu, ngày đăng 02/02/2018

Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng hơn 40%

Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong các tháng của năm 2017 tăng liên tục so với cùng kỳ. Năm 2017, tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 620,8 triệu USD, tăng 41,4% so với năm 2016. Giá trị XK sang top 9 thị trường chính đều tăng trưởng cao so với năm 2016. Nguồn cung tăng nhờ sản lượng khai thác và lượng NK tăng cùng với nhu cầu NK tăng cao từ các thị trường chính đã hỗ trợ XK mực, bạch tuộc Việt Nam trong năm 2017.

Các sản phẩm mực tiếp tục là sản phẩm XK chủ lực của Việt Nam trong năm 2017, chiếm 56,3% tổng giá trị XK. Trong các dòng sản phẩm mực, bạch tuộc XK; mực tươi, sống và đông lạnh chiếm tỷ trọng cao nhất 36,2%. Tiếp đến là các sản phẩm bạch tuộc khô/muối/tươi sống và đông lạnh chiếm 36%.

Trong các nhóm sản phẩm mực, bạch tuộc XK; giá trị XK mực chế biến khác (HS 16) tăng mạnh nhất 66%; tiếp đó bạch tuộc sống/tươi/đông lạnh (HS 03) tăng 53%; mực sống/tươi/đông lạnh (HS 03) tăng 46% so với năm 2016; mực khô, nướng, (thuộc mã HS03) tăng trưởng ít nhất 12%.

Năm 2017, Việt Nam XK mực, bạch tuộc sang 63 thị trường. Trong đó, tổng giá trị XK sang 9 thị trường chính chiếm 98,9% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam.

Hàn Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng từ đầu năm, XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc trong tháng 12/2017 đạt 19,7 triệu USD; tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2016. Cả năm 2017, XK sang thị trường này đạt trên 218 triệu USD; tăng 31,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàn Quốc vẫn là thị trường NK mực, bạch tuộc  số 1 của Việt Nam, chiếm 35% tổng giá trị XK nhóm sản phẩm này của Việt Nam đi các thị trường.

Đối với Nhật Bản, liên tục từ đầu năm XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này đều tăng trưởng tốt theo từng tháng. Giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang đây trong tháng 12/2017 đạt 12,8 triệu USD, tăng 7,7% so với tháng 12/2016, đưa tổng giá trị XK trong năm 2017 lên 148,7 triệu USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2016. Nhật Bản đứng thứ 2 về NK mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 24%. Kinh tế Nhật Bản có xu hướng phục hồi trong năm 2017, đồng yên tăng giá khiến nhu cầu NK tăng, tạo thuận lợi cho XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này.

EU là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam trong năm 2017. Giá trị XK sang EU trong tháng 12/2017 giảm 23,6% đạt 7,4 triệu USD do tác động từ việc EU giơ “thẻ vàng” đối với thủy sản XK của Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị XK sang thị trường này năm 2017 vẫn tăng mạnh 51,6% đạt trên 106 triệu USD. Italy, Tây Ban Nha và Pháp tiếp tục là 3 thị trường NK nhiều nhất mực, bạch tuộc của Việt Nam trong khối EU. XK sang 3 thị trường này đều tăng trưởng ở mức 2-3 con số. Năm 2017, XK sang Italy và Tây Ban Nha tăng lần lượt 35% và 66,8%. Đáng chú ý, XK sang Pháp tăng trưởng 3 con số 133,8%.

Thị trường ASEAN giữ vững vị trí thứ 4. XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang đây trong tháng 12/2017 đạt 5,3 triệu USD, tăng 5,2% so với tháng 12/2016. Thái Lan và Malaysia là 2 thị trường NK chính mực, bạch tuộc của Việt Nam trong khối ASEAN. Trong đó, NK mực, bạch tuộc của khối ASEAN từ Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường Thái Lan. Giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang khối thị trường này đang ngày càng tăng tốc. Năm 2017, giá trị XK mực, bạch tuộc sang ASEAN tăng 39% đạt 71,5 triệu USD.

Có thể nói, Trung Quốc là thị trường NK thủy sản nổi bật nhất của Việt Nam trong năm 2017 với đà tăng trưởng mạnh ở tất cả các mặt hàng thủy sản. XK mực, bạch tuộc sang thị trường này năm không phải ngoại lệ đạt 39,8 triệu USD trong năm 2017; tăng 140,9% so với năm 2016. Trong đó, XK sang Hong Kong đạt giá trị 6,9 triệu USD, tăng 21,4%.

Trung Quốc là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các thị trường chính NK mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong giai đoạn này. Trung Quốc là thị trường lớn thứ 5 về NK mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm 6,4% tổng XK mặt hàng này của Việt Nam đi các thị trường.

Người Trung Quốc ngày càng ưa chuộng các mặt hàng mực, bạch tuộc của Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ bạch tuộc của người dân Trung Quốc tăng cao tại các nhà hàng và tại các hộ gia đình. Bên cạnh đó, lượng khách du lịch tăng cũng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này tại Trung Quốc.

Dịch vụ mua hàng online tại Trung Quốc đang trở lên phổ biến cũng kích thích doanh số bán hải sản tại thị trường này. Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường quan trọng và tiềm năng cho DN mực, bạch tuộc trong thời gian tới, khi XK sang các thị trường chính truyền thống gặp khó khăn.

Mỹ là thị trường NK đứng thứ 6 của mực, bạch tuộc Việt Nam. Mặc dù XK tôm và cá tra từ Việt Nam sang Mỹ sụt giảm những XK mực, bạch tuộc sang thị trường này vẫn tăng 94,7% đạt 9,7 triệu USD trong năm 2017.

Dự báo, XK mực, bạch tuộc Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2018 sẽ ổn định so với cùng kỳ năm 2017.


Bệnh nấm ở con giống và cách phòng trừ Bệnh nấm ở con giống và cách phòng… Cá tra ĐBSCL: Niềm vui nối tiếp niềm vui Cá tra ĐBSCL: Niềm vui nối tiếp niềm…