Xuất khẩu sắn khả quan
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 9/2015 ước đạt 235.000 tấn, với giá trị đạt 84 triệu USD.
Đưa tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng này 9 tháng đầu năm 2015 đạt 3,27 triệu tấn, giá trị đạt 1,03 tỉ USD, tăng 28,4% về khối lượng và tăng 24,3% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu sắn chính chiếm tới 89,17% thị phần, tăng 37,1% về khối lượng và tăng 33,03% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Đặc biệt, các thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là Nhật Bản (tăng 72,29% về khối lượng và tăng 84,45% về giá trị) và Đài Loan (tăng 46% về khối lượng và tăng 43,51% về giá trị).
Vừa qua, Bộ Tài chính cũng sửa đổi mức thuế xuất khẩu đối với mặt hàng sắn cho đến khi có văn bản mới. Mức thuế xuất khẩu mặt hàng sắn lát từ 5% về mức 0%, áp dụng từ 5/9.
Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian tới sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu sửa đổi mức thuế suất đối với mặt hàng sắn xuất khẩu áp dụng cho năm 2016
Theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tiếp tục theo dõi để có lộ trình tăng dần mức thuế suất thuế xuất khẩu sắn cho phù hợp với lộ trình áp dụng xăng sinh học cũng như tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trong nước, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người trồng sắn.
Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết giá xuất khẩu sắn hiện trung bình khoảng 420 - 430 USD/tấn và nhu cầu tương đối ổn định. Dự kiến cả năm nay, xuất khẩu sắn sẽ đạt khoảng 1,5 tỉ USD bao gồm cả sắn lát và sắn bột.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ