Tin nông nghiệp Bài học kinh nghiệm sau 4 năm dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại Trung Quốc

Bài học kinh nghiệm sau 4 năm dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại Trung Quốc

Tác giả Hương Lan (Theo Pig Progress), ngày đăng 24/01/2022

Một số bài học về các nguy cơ, con đường lây nhiễm và cách phòng ngừa, có thể được rút ra sau 4 năm diễn ra Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) ở Trung Quốc.

Một con lợn sắp xuất chuồng đang nghỉ ngơi tại một trang trại gần Trùng Khánh. Ảnh: Vincent ter Beek.

Các bài học tạo thành thông điệp chính về một phân tích toàn diện về các đợt bùng phát Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) mà Trung Quốc đã phải đối mặt với kể từ năm 2018 và đã được xuất bản trên tạp chí Viruses. Các nhà nghiên cứu cũng có một bức tranh rõ ràng về cách ngăn ngừa và đối phó với ASF.

Con người là nguồn chính khiến virus lây lan

Các nhà nghiên cứu trực thuộc Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc và Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, đã chỉ ra con người là nguồn lây lan chính của virus dịch tả lợn châu Phi. Trong 46% các đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi ở Trung Quốc được điều tra, virus dường như đã xâm nhập vào chuồng trại thông qua con người hoặc phương tiện vận chuyển. Trong 42% trường hợp, thức ăn bị ô nhiễm; rất nhiều thức ăn chăn nuôi dạng lỏng vẫn đang được sử dụng ở Trung Quốc.

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy virus có thể tồn tại vài tháng trong thức ăn bị ô nhiễm hoặc côn trùng như bọ ve. Một số loài ve có thể mang virus trong 4 năm. Trong trường hợp con đường lây nhiễm qua thức ăn, cũng có liên quan đến sự lây lan của lợn rừng.

Các tác giả viết vẫn chưa rõ một con lợn sống sót có thể mang virus dịch tả lợn châu Phi trong bao lâu. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng những con lợn sau khi khỏi bệnh vẫn thải ra virus sau 6 tháng kể từ khi nhiễm bệnh. Do đó, về mặt lý thuyết, một con lợn rừng bị nhiễm bệnh có thể làm ô nhiễm thức ăn khi nó băng qua cánh đồng ngũ cốc.

Nhóm nghiên cứu cho biết thêm, những con lợn sống sót cũng có thể gây ra sự tái nhiễm trong quần thể lợn do tạo thành những con lợn dễ nhiễm bệnh trở lại. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng virus có thể tồn tại trong phân ít nhất 11 ngày. Sau một tháng, virus vẫn được tìm thấy trong sàn nhà và tường chuồng tại một trang trại bị nhiễm bệnh.

Lây nhiễm thông qua thức ăn

Nguồn thức ăn dường như là mắt xích quan trọng trong con đường lây nhiễm. Các tác giả cho biết một lượng nhỏ thức ăn hoặc nước đã có thể đủ khiến lợn bị nhiễm bệnh. Một con lợn bị nhiễm bệnh dường như bài tiết virus qua nước bọt ngay từ ngày thứ 2 sau khi nhiễm bệnh, nhanh hơn thời gian ủ bệnh đã nêu là từ 3 - 19 ngày. Các nhà nghiên cứu đã viết rằng bài tiết qua nước bọt cũng là lý do tại sao nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi có thể lây lan nhanh chóng qua chuồng lợn hiện đại, tức là qua hệ thống cho ăn và uống.

Lây truyền qua đường không khí là con đường ít có khả năng xảy ra hơn vì virus có thời gian bán hủy trong không khí là 20 phút. Điều này có nghĩa là vi rút trong không khí giảm đi một nửa khả năng lây nhiễm sau mỗi 20 phút và do đó chỉ có thể lây lan trong khoảng cách ngắn qua giọt bắn trong chuồng lợn.

Nhóm nghiên cứu cho biết thêm, con đường lây truyền thứ hai hợp lý hơn là điều trị lợn bệnh. Ở nhiều trang trại, một số con lợn được tiêm thuốc bằng cùng một kim tiêm. Vẫn chưa có đủ bằng chứng về việc lây truyền qua tinh dịch bị nhiễm bệnh hoặc qua sữa từ lợn nái sang lợn con.

Tiêm phòng hiệu quả nhất, nhưng vẫn chưa có thuốc tiêm đặc hiệu

Các nhà nghiên cứu viết: Tiêm chủng là cách phòng ngừa hiệu quả nhất, nhưng bất chấp mọi nỗ lực ở các quốc gia khác nhau, vẫn có thể mất vài năm trước khi một loại vacxin hoạt động tốt được đưa vào thị trường. Một số chất ức chế virus đã được thử nghiệm gần đây. Những phương pháp này hóa ra có hiệu quả ở cấp độ phòng thí nghiệm, nhưng vẫn chưa được áp dụng ở cấp độ động vật.

Một nỗ lực cũng đang được thực hiện để lai tạo ra loại lợn kháng dịch tả lợn châu Phi. Cơ sở của nghiên cứu đó là loài nhím châu Phi, chúng phát triển các triệu chứng nhẹ sau khi nhiễm bệnh và hiếm khi chết vì bệnh.

Lợn nhà cũng có khả năng sống sót sau khi bị nhiễm bệnh. Những con lợn đó khác biệt ở mức độ di truyền với các con lợn cùng chuồng không qua khỏi khi bị nhiễm bệnh. Nhóm nghiên cứu Trung Quốc đang cố gắng tạo ra một con lợn có khả năng kháng bệnh tự nhiên bằng kỹ thuật di truyền. Ngoài ra, những nỗ lực đang được thực hiện để đạt được một con lợn có khả năng kháng bệnh thông qua việc nhân giống bằng cách sử dụng những con lợn có khả năng kháng bệnh tự nhiên.

Khử trùng triệt để có hiệu quả ngăn chặn lây lan

Nhóm nghiên cứu cho biết, việc làm sạch và khử trùng là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây truyền của virus dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên chỉ khử trùng rất kỹ lưỡng mới có hiệu quả. Ví dụ, sưởi ấm phòng ít nhất 70 °C trong ít nhất 20 phút có thể tiêu diệt virus trên các phương tiện giao thông.

Đối với việc làm sạch và khử trùng chuồng trại, việc sử dụng đúng dung dịch tác nhân và thời gian khử trùng tối thiểu là rất quan trọng. Ví dụ, người ta nói rằng phải sử dụng dung dịch 0,3% formalin hoặc 2,3% clo trong ít nhất 30 phút để có hiệu quả. Nên sử dụng axit hữu cơ để làm sạch và khử trùng đường ống dẫn nước và thức ăn trong chuồng.

Đảm bảo an toàn sinh học tại chuồng trại

Để ngăn chặn sự xâm nhập của virus, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh vào sự an toàn sinh học cao nhất có thể đối với và xung quanh các chuồng trại. Điều đó bắt đầu với việc thiết lập một khu vực 3 - 10 km xung quanh một trang trại bị nhiễm bệnh. Dọn dẹp trang trại, làm sạch, khử trùng và để trống trang trại tối thiểu là 40 ngày.

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, các trang trại phải áp dụng chính sách an toàn sinh học nghiêm ngặt, hạn chế tối đa khách vào chuồng, tắm khi ra vào công ty, quần áo công ty và quần áo riêng cho từng chuồng trong công ty. Hơn nữa, việc làm sạch và khử trùng bắt buộc đối với xe tải góp phần làm giảm nguy cơ nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi.


Có thể bạn quan tâm

chanh-khong-hat-cho-trai-ngot-tren-vung-dat-man-phen Chanh không hạt cho 'trái… luan-canh-mau-tren-dat-lua-thu-nhap-cao-gap-4-lan-so-voi-doc-canh Luân canh màu trên đất…