Tôm thẻ chân trắng Bệnh tôm còi (tôm không lớn)

Bệnh tôm còi (tôm không lớn)

Ngày đăng 18/08/2015

* Triệu chứng, tuổi tôm thường gặp:

Bệnh thường xuất hiện từ giai đoạn ZOEA 2. Ấu trùng và Postlarvae bị bệnh thường giảm ăn, ít hoạt động, chậm phát triển, mang và cơ thể có nhiều sinh vật bám. Ruột giữa cho thấy một đường trắng dọc cơ thể.

Đối với tôm ương trong ao nhất là với mật độ cao, mức độ nhiễm bệnh tăng và có triệu chứng mãn tính. Tôm có màu sẩm, mang đỏ hay đen, vỏ có nhiều sinh vật đơn bào và vi sinh vật bám. Gan tụy teo lại, có màu vàng, rất tanh. Tôm chết dần 3 – 7 ngày từ 70 – 100%.

* Nguyên nhân bệnh lý và phương pháp chuẩn đoán bệnh:

– Hầu hết các câu trả lời hiện nay về bệnh tôm bị còi là do nhiễm virus, nhiều nơi báo cáo đây là virus MBV (Monodon baculovirus) và virus HPV (Hepatopancreatie parvovirus). Virus MBV có dạng hình que, kích cỡ 75 x 300 nm, cấu trúc acid nhân chuỗi đôi DNA. Virus MBV ký sinh ở tế bào biểu mô hình ống của gan tụy và trước ruột giữa; Virus HPV có kích cỡ 22 – 24 nm, cấu trúc acid nhân chuỗi đơn DNA. Virus HPV ký sinh ở tế bào gan tụy.

– Chuẩn đoán đối với virus MBV, quan sát mẫu tươi (không nhộm) các bộ phận như gan tụy, ruột giữa, phân tôm dưới kính hiển vi quang học cho thấy các thể ẩn virus hình cầu đơ lẻ hay hình chùm. Nhộm Melachite Green với nồng độ 0,5%, trong vòng 5 phút đầu, thể ẩn của MBV ở tế bào gan tụy thường có hình cầu, bắt màu xanh. Các giọt dầu hay bộ phận khác của tế bào không bắt màu hoặc rất ít. Nhộm Hematoxilin và Eosin, thể ẩn màu đỏ thẩm đồng đều, nhân tế bào màu xanh tím, tế bào chất màu hồng đến đỏ. Chuẩn đoán đối với virus HPV, nhộm Giemsa hay Hematoxilin và Eosin gan tụy.

* Phương pháp xử lý và phòng bệnh:

– Đường lay nhiễm bệnh chính là từ nguồn giống, kế tiếp là chất lượng môi trường nước của ao, đầm nuôi tôm không đảm bảo. Tôm bị nhiễm (tôm còi) sẽ lây lan đến tôm khoẻ nếu nuôi chung trong một ao. Vậy phải chọn giống khỏe, không nhiễm MBV và HPV, luôn vệ sinh ao đảm bảo chất lượng và chăm sóc quản lý tốt sức khỏe tôm.

– Loại bỏ tôm bệnh: dùng những bó chà nhỏ cắm quanh ao trong 1 -2 tháng đầu, tôm nhỏ, yếu sẽ bám vào chà, khi kiểm tra thì bỏ những tôm này ra khỏi ao.

– Sau 2 tháng nuôi, cặn bả tập trung vào giữa ao và tôm nhỏ yếu thường tập trung vào vùng dơ bẩn này, nên rải thức ăn cho tôm từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc để kích thích tôm hướng ra ngoài.

Việc chữa trị các bệnh của tôm sú do các loại virus gây bệnh chưa có loại thuốc hoặc hoá chất nào chữa trị được. Hiện nay việc chữa trị mới chỉ là điều trị cục bộ căn cứ vào triệu chứng để chữa trị kéo dài thời gian mà thôi. Còn chiến lược phòng bệnh đối với tôm sú do virus gây ra ta có thể rút ra những kết luận sau đây:

1/ Chọn nguồn tôm giống không mang mầm bệnh bằng phương pháp kiểm tra PCR, chú trọng về gan và những tế bào mỡ.

2/ Những vấn đề liên quan đến việc xử lý nước để có chất lượng nước tốt ổn định, ít thay đổi với mức độ phù hợp.

3/ Dùng vi sinh phân hủy những chất thải một cách thường xuyên, liên tục và tăng cường chất đề kháng cho tôm.

4/ Thường xuyên diệt những vi khuẩn có hại trong nước bằng chất IODIN vì không làm ảnh hưởng tới màu nước.

5/ Tăng cường Vitamin, muối khoáng và những chất kích thích tôm ăn nhiều, bồi bổ để tôm khỏe mạnh.

6/ Dùng chất Bayotic giám sát việc nhiễm vi khuẩn trong hệ thống tiêu hoá. Ruột một thường xuyên liên tục chẳng hạn dùng men vi sinh có nguồn gốc từ Bacillus Spp. Zist ( Saccharomyces Cere Visiae) có nguồn giống đặc biệt, có tác dụng trong việc hấp thụ những chất độc kiểm soát được những vi khuẩn có hại.

Tags: benh tom coi, nuoi tom, nuoi trong thuy san, benh tom, dich benh


Có thể bạn quan tâm

benh-dom-den-tren-tom-the-chan-trang Bệnh đốm đen trên tôm… mot-so-loai-tao-pho-bien-va-bien-phap-khac-phuc-tao-doc-trong-cac-ao-nuoi-tom-tham-canh Một số loài tảo phổ…