Biến carbon dioxide thành thức ăn cho cá
Na Uy đã có sáng kiến mới khá thú vị, đó là “phù phép” cho khí thải trở thành nhân tố phát triển nguồn thức ăn cho cá hồi, mang lại nguồn lợi nhuận lớn từ dầu cá.
Ảnh: Genetic Literacy Project
Tảo là loài sinh vật rất cần carbon dioxide để quang hợp. Carbon dioxide thải ra từ các nhà máy tại Na Uy sẽ được chuyển qua nước biển để nuôi tảo, làm thức ăn cho cá hồi.
Tại Na Uy, hàng triệu tấn khí thải carbon dioxide hòa lẫn vào không khí từ các nhà máy, gây ra tình trạng ô nhiễm carbon nặng nề. Trong khi đó, Na Uy là một trong những quốc gia xuất khẩu cá hồi nuôi lớn nhất trên thế giới. Trước đó, nước này rất lo lắng về nguồn cung cấp thức ăn cho cá. Sáng kiến này giải quyết được cả hai vấn đề bức bối của Na Uy về ô nhiễm carbon và thiếu hụt nguồn thức ăn cho cá.
Dự án được thử nghiệm tại Mongstad, một khu công nghiệp ở Na Uy bao gồm các nhà máy lọc dầu, nhà máy điện khí. Tại đó, người ta nuôi tảo, loài sinh vật rất cần carbon dioxide để quang hợp. Carbon dioxide thải ra từ các nhà máy ở Mongstad sẽ được chuyển qua nước biển để nuôi tảo. Các nhà khoa học cho biết cứ khoảng 1 tấn carbon dioxide có thể đủ cho 1 tấn tảo phát triển. Sau đó, tảo được đem làm thức ăn cho cá hồi.
Na Uy là một trong những quốc gia xuất khẩu cá hồi nuôi lớn nhất trên thế giới, trước đó nước này rất lo lắng về nguồn cung cấp thức ăn cho cá. Nếu dự án này đạt hiệu quả cao, nó sẽ giải quyết được cả hai vấn đề bức bối của đất nước về ô nhiễm carbon và thiếu hụt nguồn thức ăn cho cá.
Cá hồi còn là nguồn cung cấp dầu cá hồi giàu axit béo omega-3 lớn (chất rất cần thiết cho sự trao đổi chất của cơ thể người và có nhiều công dụng), đem lại lợi nhuận đáng kể cho nền kinh tế của Na Uy.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ