Bột lá Trâm giúp ngăn chặn đại dịch EMS trên tôm
Thông qua nghiên cứu này, các nhà khoa học Ấn Độ đã khẳng định vai trò của chất chiết xuất từ bột lá Trâm đối với việc ngăn chặn đại dịch EMS trên tôm. Qua đó tạo tiền đề cho người nuôi ứng dụng loại lá cây này vào hoạt động phòng trị bệnh cho tôm.
Bột lá Trâm giúp ngăn chặn đại dịch EMS trên tôm. Ảnh: Grow Plants
Dịch bệnh EMS do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chính là do vi khuẩn mang gen độc lực. Hội chứng chết sớm trên tôm vẫn đang gây ra tổn thất nghiêm trọng cho người nuôi tôm ở Việt Nam và cả ngành tôm trên toàn cầu. Tác nhân được xác định là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mang phage gây bệnh. Việc tìm kiếm những hợp chất chiết xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau đã và đang được nghiên cứu sâu rộng.
Gần đây, các nhà khoa học Ấn Độ đã chiết xuất sản phẩm Polyphenol từ bột lá Trâm nhằm khống chế bệnh trên cá và mang lại hiệu qua hết sức khả quan. Tiếp nối thành công đó, một nghiên cứu ứng dụng lợi ích của bột lá Trâm trên tôm đã được thực hiện.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tiềm năng tăng trưởng và khả năng điều hòa miễn dịch của bột lá Trâm Syzygium cumini chống lại dòng Vibrio parahaemolyticus độc hại đối với tôm thẻ chân trắm Litopenaeus vannamei.
Thí nghiệm bổ sung bột lá Trâm ngăn ngừa EMS trên tôm
Hai chế độ ăn khác nhau được chuẩn bị: chế độ ăn đối chứng (không được bổ sung bột lá trâm) và chế độ ăn thử nghiệm (có chứa 1% bột lá Trâm S. cumini) đã được chuẩn bị.
Tôm ấu niên được phân bố theo 3 nghiệm thức: Đối chứng (CD), chế độ dinh dưỡng bổ sung bột lá trâm mỗi ngày (CD / ID) và chế độ ăn bổ sung bột lá Trâm 2 ngày/lần (CD / 2ID). Sau khi cho ăn thử nghiệm, tôm của mỗi nhóm xử lý đã được thử thách với 0.1mL chủng vi khuẩn gây độc của V. parahaemolyticus ở một nồng độ 107 CFU / mL. Việc lấy mẫu sau thử thách đã được thực hiện sau 5 ngày sau khi tiêm.
Kết quả cho thấy các nghiên cứu trước và sau khi thử nghiệm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự xuất hiện của các chất ức chế men hemolymph prophenol oxidase, superoxide dismutase, catalase và hô hấp ở các nghiệm thức khác nhau (P <0,05). Nhóm tôm ăn bổ sung bột lá Trâm có các chỉ số miễn dịch trên cao hơn một các đáng kể so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên nhịp độ ăn bổ sung không có sự khác biệt.
Đồng thời các protein tổng số, hemoglobin, globulin, lysozyme và các hoạt động sinh lipid của tôm ăn bổ bột lá Trâm mỗi ngày giúp cải thiện rõ rệt với nhóm đối chứng và nhóm ăn 2 ngày/lần trong giai đoạn trước và sau khi gây bệnh thực nghiệm. Thêm vào đó, tỷ lệ sống sót của tôm nuôi bằng chế độ dinh dưỡng có bổ sung bột lá trâm cao hơn đáng kể (P <0,05) so với nhóm đối chứng. Điều này vô hình chung cho thấy bột lá Trâm giúp cơ thể tôm chống chọi lại với tác nhân vi khuẩn và virus một các hữu hiệu.
Việc bổ Syzygium cumini và chế độ ăn của tôm giúp bảo vệ hệ thống của vật chủ một cách hiệu quả nhằm chống lại các chủng virus gây hại từ V. parahaemolyticus thông qua việc cho ăn liên tục mỗi ngày ngày.
Cây Trâm tại Việt Nam là một loài thực vật hết sức phổ biến, dễ dàng bắt gặp tại nhiều vùng miền trên cả nước. Ngày nay, thông qua nghiên cứu này, các nhà khoa học Ấn Độ đã khẳng định vai trò của chất chiết xuất từ bột lá Trâm. Qua đó giúp người nuôi ở Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung có thể ứng dụng lợi ích tuyệt vời này của lá Trâm vào hoạt động phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ