Tôm thẻ chân trắng Các phương pháp đánh giá trực tiếp tôm giống đạt chất lượng

Các phương pháp đánh giá trực tiếp tôm giống đạt chất lượng

Tác giả Trọng Hoàng - TT. Khuyến nông, ngày đăng 16/01/2019

Môi trường thay đổi đột ngột ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Mặc dù không làm tôm chết nhưng vẫn có thể dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm hơn, giảm năng suất và lợi nhuận vào cuối vụ nuôi. Việc đánh giá chất lượng tôm giống đạt chất lượng, có khả năng thích nghi với môi trường mới khi chuyển ra nuôi thương phẩm là một việc làm không thể thiếu trong khâu chọn giống.

Cân bằng nhiệt độ Tôm giống trước khi thả ra ao nuôi

Đánh giá qua nhiệt độ và độ mặn

Tôm giống có sự khác nhau về khả năng thích nghi môi trường mới. Tôm giống khỏe có khả năng thích nghi môi trường mới tốt hơn tôm yếu. Vì vậy, theo kinh nghiệm của nhiều người sản xuất và mua bán tôm giống, cần có những phương pháp đánh giá khả năng chụi đựng môi trường mới của từng con tôm giống trước khi xuất ra ao nuôi. Như phương  pháp lấy 100 con tôm giống làm mẫu, cho chúng trải qua sự thay đổi về các yếu tố môi trường, hóa chất trong một thời gian nhất định, sau đó đếm số tôm giống còn sống.

Một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi là sốc độ mặn, nhiệt độ nước hoặc hóa chất. Cụ thể, tôm giống đã kiểm đếm, cho vào trong thùng nhựa hoặc bể nuôi, đồng thời hạ độ mặn và nhiệt độ nước xuống tương ứng lần lượt là 20‰ và 100C trong 4 giờ hoặc cũng có thể dùng formaline nồng độ 150 - 250 ml/m3 trong vòng 30 phút để thử nghiệm. Đánh giá chất lượng của đàn tôm qua tỉ lệ sống. Cụ thể, tỷ lệ sống đạt 80 - 100% cho thấy tôm giống chất lượng cao, trong khoảng 60 - 79% là trung bình, và tỷ lệ sống dưới 60% là quá thấp. Trường hợp tỉ lệ sống dưới 60% có thể ương thêm một thời gian trong bể để cải thiện chất lượng đàn tôm.

Ngoài ra, phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên để xác định tỉ lệ nhiễm bệnh trong đàn tôm cũng đang được các chủ trang trại nuôi thương phẩm áp dụng . Ở phương pháp này, lấy 100 con tôm giống ngẫu nhiên đặt trong một thùng chứa có thể tích từ 10 đến 20 lít nước ở  nhiệt độ nước là 200C và độ mặn là 5 ‰ hoặc ở nhiệt độ không khí xung quanh của trại giống và độ mặn là 0 - 1‰. Thời gian theo dõi trong vòng 1 giờ. Khi kết thúc, đếm những con tôm giống còn sống, phản ứng bình thường. Nếu tỷ lệ sống từ 80% trở lên là mẫu tôm giống đạt yêu cầu.

Cân bằng môi trường

Theo kinh nghiêm thực tế của người nuôi, sự thích nghi của con tôm giống ở độ mặn thay đổi không quá 5‰. Hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột 3 - 40C. Duy trì nồng độ ôxy hòa tan ở mức 6 - 7 ppm. Tuy nhiên, để giúp tôm giống thích nghi tốt với môi trường mới, người nuôi áp dụng theo nhiều cách riêng phù hợp với điều kiện cũng như phương pháp quản lý. Tại một số trang trại khi có sự khác biệt về độ mặn và nhiệt độ giữa ao nuôi tôm hoặc bể nuôi tôm với môi trường nước trong bao chứa tôm giống khi vận chuyển đến cơ sở thả nuôi thương phẩm có sự chênh lệch về độ mặn là 3 - 4‰; nhiệt độ là 1 – 20C. Việc làm đơn giản để tôm thích nghi với môi trường mới là mở các túi nilon đựng tôm giống đặt trong ao nuôi với thời gian từ 30 - 60 phút và sau đó thả số tôm giống này ra ao.

Con giống từ cơ sở sản xuất tôm giống chuyển đến trang trại nuôi thương phẩm được giữ trong bể xi măng một thời gian, sau đó cho từ từ nước ao nuôi vào bể để cân bằng các thông số như nhiệt độ, độ mặn, pH…. Tại đây hàm lượng ôxy hòa tan cần được duy trì mức tối đa, cung cấp thức ăn đầy đủ cả về chất lượng và khẩu phần ăn.

Khi vận chuyển tôm giống trên xe lạnh, thường đưa nhiệt độ thùng lạnh giảm về mức 18 - 20°C sẽ làm giảm tỉ lệ hao hụt khi thời gian vận chuyển bị kéo dài. Tùy theo kích thước tôm giống và thời gian vận chuyển để định số lượng con giống đóng trong mỗi bao vận chuyển. Khi vận chuyển kín, mật độ thích hợp trong khoảng từ 500 – 700 con tôm giống/lít.


Có thể bạn quan tâm

quan-ly-moi-truong-trong-ao-nuoi-tom Quản lý môi trương trong… cac-bien-phap-cap-bach-phong-ngua-dich-cho-tom-bien-phap-ky-thuat-xu-ly-o-dich Các biện pháp cấp bách…