Cần nhiều mô hình tạo khác biệt cho ngành tôm
Không nên lệ thuộc kháng sinh
Thời gian vừa qua, tình hình tôm nhiễm kháng sinh diễn ra khá phổ biến. Theo ông, đâu là nguyên nhân tình trạng này?
Các nhà khoa học trên thế giới khi nghiên cứu ra kháng sinh là để phục vụ con người chứ không phải cho vật nuôi. Khi chúng ta lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản; con người dùng thực phẩm bị nhiễm kháng sinh đến một lúc nào đó bị lờn thuốc và bệnh tật gần như khó cứu chữa. Nghề nuôi tôm Việt Nam trong hơn 20 năm qua phần lớn là chú trọng vào bệnh tật; thầy cô giáo thì dạy nguyên nhân nào gây ra bệnh; kỹ sư thì khuyến cáo nên dùng thuốc gì; công ty thuốc thì sản xuất ra thuốc gì để chữa bệnh đó; người nuôi khi tôm bị bệnh xem như mất vốn nên cũng suy nghĩ khi bệnh thì nhờ ai tư vấn hay chữa bằng thuốc gì?
Mọi giải pháp đều loanh quanh, và bao nhiêu năm qua riêng con tôm luôn tự hào có vài nghìn loại sản phẩm thuốc chữa bệnh. Các công ty thuốc nói chung và thú y thủy sản nói riêng do trình độ khoa học chưa cao, đầu tư vào RD rất thấp hoặc không có, chủ yếu cũng chỉ nhập máy móc và công nghệ phối trộn kháng sinh là chính, nhanh, rẻ và phù hợp trình độ sẵn có.
Theo ông, các nhà máy phải chịu trách nhiệm chính về tình trạng tôm nhiễm kháng sinh hay người nuôi?
Ông Võ Đông Đức, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Công nghệ Dr.BO: Để nuôi tôm thành công cần áp dụng quy trình kết hợp các yếu tố: Tôm giống tốt, cải tạo, chăm sóc và quản lý tốt; dinh dưỡng đúng và hợp lý. Dr.BO cam kết loại bỏ hoàn toàn kháng sinh trong quy trình sản xuất.
Trách nhiệm chung vẫn là cơ quan chủ quản, trách nhiệm chính là các nhà máy. Các công ty nước ngoài khi mua nguyên liệu hay thành phẩm thường kiểm tra đầu vào, nếu có kháng sinh thì dứt khoát không mua hoặc hủy bỏ; còn chúng ta? Một vài dư luận cho rằng, có những đầu nậu thu gom với hai mức giá là có kháng sinh thì mua khác, không có kháng sinh thì mua khác. Các nhà máy không làm chủ được nguyên liệu và phụ thuộc các đầu nậu, có lẽ do đó họ cũng là một phần nguyên nhân.
Tuy nhiên, thời gian gần đây môi trường nuôi tôm ngày càng xấu, quy trình nuôi sử dụng kháng sinh ngày càng nhiều, công ty có thương hiệu lớn cũng khuyến cáo dùng kháng sinh và thậm chí còn đánh xuống ao định kỳ… mà người nuôi thì chưa tìm được cái gì hay hơn nên các lô hàng nhiễm ngày càng tăng. Ngoài mua nguyên liệu trong nước thì nhập khẩu cũng rất nhiều, nhất là từ Ấn Độ, đây cũng là nguồn lây nhiễm kháng sinh.
Vậy làm sao giải quyết vấn đề kháng sinh như hiện nay?
Tùy theo mỗi điều kiện quản lý tầm vĩ mô của một nước. Đối với chúng ta, kháng sinh bây giờ "trăm hoa đua nở", để hạn chế được là một tổng thể chứ không riêng ai làm được. Nhưng cái nhanh nhất, cần phải có đầu tư khoa học, tìm ra các quy trình nuôi tôm không kháng sinh cho từng mô hình khác nhau mà thành công. Khi đó người nuôi xem là rường cột, là kim chỉ nam và nguồn nguyên liệu sạch nhiều hơn, các công ty chế biến được quyền chọn đầu vào; từ đó sẽ giải quyết được triệt để vấn đề từ gốc, từ lợi ích nhiều phía.
Nuôi tôm dựa vào trình độ kỹ thuật và túi tiền
Nhiều ý kiến cho rằng các cơ quan chức năng còn lúng túng và chưa theo sát thực tế nên mới xảy ra tình trạng kháng sinh tràn lan, thưa ông?
Các cơ quan chủ quản và các công ty trong, ngoài nước chưa đưa ra được quy trình hoàn chỉnh nào nuôi tôm không kháng sinh ở Việt Nam mà hiệu quả cao để người dân xem là rường cột làm theo. Có mô hình tốt rồi thì phải nhân rộng ra toàn xã hội. Hiện đã có một số mô hình tốt, nhưng đó chỉ như những cánh én, không làm nên được mùa xuân.
Ông đánh giá thế nào về các mô hình đang được quan tâm?
Chúng ta vẫn loay hoay tìm một mô hình để áp dụng cho mọi đối tượng, trong khi đó chúng ta nên suy nghĩ theo chiều hướng tạo ra nhiều mô hình cho nhiều đối tượng khác nhau. Nuôi tôm nhà bạt, trên cát, lót bờ, ao đất, phỏng sinh, quảng canh… đều quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là mô hình phải phù hợp túi tiền, trình độ kỹ thuật của người nuôi. Đa số người dân đều đi vay mượn theo đuổi các mô hình vượt quá khả năng tài chính, vượt quá kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật của họ, dẫn tới phá sản nhanh.
Nhiều nông dân bỏ ngành tôm, theo ông do đâu?
Do tiếp cận chưa đúng nghề tôm. Nghề này dễ làm giàu nhưng dễ thành tay trắng. Làm giàu nhanh bằng mảnh đất, thửa ruộng của mình thì ai cũng muốn, nhưng nó phải đồng hành cùng tài chính, kỹ thuật. Trong nghề nuôi tôm, vì đầu tư lớn mà không kiểm soát được, dẫn đến thua lỗ thì người dân phải bán hết đất đai trở thành con nợ, bỏ quê hương đi hết. Chẳng hạn như mô hình nuôi tôm nhà bạt, chi phí rất lớn, chỉ phù hợp những nhà đầu tư lớn có trình độ khoa học cao và người vận hành phải có trình độ. Chúng ta nên đưa ra những mô hình nuôi tôm bền vững và thân thiện môi trường, trong đó mức lợi nhuận vừa phải, người dân có công ăn việc làm ổn định, thu nhập cao hơn ngành nghề khác là thành công. Đó là cách tiếp cận phù hợp đa số người dân ít vốn và đang thiếu việc làm.
Tạo khác biệt
Theo ông, chúng ta phải định hướng thế nào để thành công trong các quy trình nuôi trồng thủy sản?
Trước tiên, chúng ta phải suy nghĩ đúng, từ đó có hành động đúng và mới thành công được. Trong nuôi tôm, thay vì loay hoay tìm thuốc chữa bệnh, nên tạo khác biệt hướng tới tìm các điều kiện tốt nhất để nuôi tôm như: con giống tốt, cải tạo, chăm sóc và quản lý môi trường tốt, dinh dưỡng đúng và đủ; từ đó nuôi tôm sẽ ít bệnh tật và thành công nhiều hơn. Để được như vậy, không có gì hơn là phải đầu tư khoa học công nghệ; không chỉ là máy móc thiết bị; cần những nhà khoa học thực thụ.
Với cương vị đại diện Công ty CP Đầu tư Công nghệ Dr.BO, ông đang làm những gì?
Với con tôm giống thì chúng tôi đã dùng công nghệ cao trên thế giới Bioactive peptide, liposome để ứng dụng vào nuôi vỗ tôm bố mẹ và tôm giống. Ban đầu đã được thị trường đón nhận và có phản hồi tốt hơn những gì mong đợi. Chúng tôi luôn cải tiến và nâng cao chất lượng không ngừng. Với nghiên cứu khoa học thì không thể ngày một ngày hai mà cần một quá trình, thời gian, công sức và tài chính. Với một định hướng đúng và thành công trong tôm giống, trong tương lai chúng tôi sẽ nhân rộng ra trong các quy trình nuôi tôm thịt; nhưng vì giá thành quá cao nên đang còn điều chỉnh lại một số vấn đề cho thích hợp. Lúc đó sẽ có những quy trình chuẩn không kháng sinh và tôm sạch cho người nuôi và nhà máy chế biến.
Công ty CP Đầu tư Công nghệ Dr.BO với thương hiệu tôm giống có nội lực, đây là sản phẩm hợp tác nghiên cứu, sản xuất với Viện Công nghệ hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với ưu điểm: sức đề kháng cao (vượt qua bệnh tật tốt, sung sức, chắc, mập, bám đáy ngay khi thả); tăng trưởng nhanh (không bị bệnh còi, nuôi được size lớn 20 - 40 con/kg). Thông tin liên hệ: |
Một số hình ảnh sản xuất tôm giống của Công ty CP Đầu tư Công nghệ Dr.BO
Hình ảnh: Công ty CP Đầu tư Công nghệ Dr.BO
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ