Chăm sóc và quản lý tôm sú nuôi quảng canh cải tiến kết hợp
Hiện nay, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp đang được áp dụng rộng rãi do phù hợp với khả năng đầu tư của nhiều nông dân, yêu cầu kỹ thuật cũng không đòi hỏi khắt khe như mô hình nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh.
Thức ăn bổ sung
Thức ăn bổ sung 1 – 2 lần/ngày. Thức ăn rải đều xung quanh các đường mương và trảng cho tôm ăn. Quản lý thức ăn thông qua sàng ăn đặt xung quanh ao và theo dõi sức ăn hàng ngày để điều chỉnh kịp thời.
Phương pháp cho ăn áp dụng trong các ao có mật độ cao
Sử dụng thức ăn bổ sung: cám gạo và thức ăn viên
Phương pháp 1: + Ủ lên men hỗn hợp: 20 kg cám gạo + 3 kg mật rỉ đường + chế phẩm vi sinh (Bacillus spp 1.5×109) liều 0,25 – 0,5 kg + 100 lít nước ủ hỗn hợp này trong 24 giờ, sử dụng 1 ha mặt nước. Tần suất đánh xuống ao 2 tuần/lần.
+ Thức ăn viên: cho ăn 0,5 – 1% trọng lượng thân/ngày.
Phương pháp 2: + Ủ lên men hỗn hợp: 20 kg cám gạo + 3 kg mật rỉ đường + chế phẩm vi sinh (Bacillus spp 1.5×109) liều 0,25 – 0,5 kg + 100 lít nước ủ hỗn hợp này trong 24 giờ, sử dụng 1 ha mặt nước. Tần suất đánh xuống ao 1 tuần/lần.
+ Thức ăn viên: cho ăn 0,5 – 1% trọng lượng thân/ngày.
Chú ý áp dụng thức ăn viên khi quan sát thấy tôm đạt tỷ lệ sống >50%.
Quản lý chất lượng nước
– Định kỳ 1 tuần/lần kiểm tra pH và kiềm, độ mặn, độ trong, TAN (Total Amonium Nitrogen) để có giải pháp can thiệp phù hợp.
– Độ trong từ 30 – 40 cm, nước có màu vàng nâu hoặc xanh đọt chuối.
– Nếu màu nước nhạt cần bón bổ sung phân DAP/NPK với liều lượng 1 – 2 kg/1.000 m3/lần, lặp lại 2 – 3 ngày cho đến khi màu nước đạt yêu cầu.
– Nếu màu nước quá đậm thì thay nước từ 20 – 30% lượng nước trong vuông/ruộng nuôi (xả nước vào buổi chiều và cấp nước vào ban đêm), có thể thay trong nhiều ngày liên tục.
– Cấp nước bổ sung cho ao nuôi khi thật sự cần thiết vì nếu chất lượng nước không đảm bảo tôm dễ bị sốc. Trường hợp cấp nước bổ sung thì mỗi lần cấp 20 – 30% lượng nước trong vuông/ruộng nuôi.
– Hạn chế thay nước hay hợp cần thiết trước khi thay nước hoặc cấp nước bổ sung nên kiểm tra các yếu tố môi trước nguồn nước cấp đầu vào và tình hình dịch bệnh khu vực xung quanh.
– Mực nước trên trảng luôn giữ tối thiểu 0,6 m để đảm bảo ổn định môi trường đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tôm hoạt động trên trảng.
– Định kỳ 10 – 15 ngày ủ vi sinh EM hoặc sử dụng vi sinh xử lý nước luân phiên giữa vi sinh phân hủy đạm và vi sinh phân hủy H2S để kiểm soát nền đáy ao và chất lượng nước.
Quản lý sức khỏe tôm
– Hàng ngày quan sát hoạt động bắt mồi và sức khỏe của tôm trong ao, xem biểu hiện bên ngoài của tôm thông qua màu sắc, phụ bộ, thức ăn trong ruột… để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời.
– Trong quá trình nuôi, cần định kỳ 15 ngày/lần kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm bằng cách đặt lú hoặc chài. Quan sát bên ngoài, cân đo trọng lượng và kích thước nhằm kịp thời xử lý khi thấy xuất hiện các dấu hiệu nhiễm bệnh.
– Nếu phát hiện tôm bị các bệnh do virut đốm trắng tiến hành thu hoạch nhanh chóng và công bố dịch bệnh cho vùng nuôi xung quanh.
– Nếu phát hiện tôm có các triệu chứng đứt râu và đen mang, đóng rong thay một phần nước và ổn định chất lượng nước bằng chế phẩm sinh học hoặc xử lý bằng các loại thuốc diệt khuẩn iodine khi điều kiện cho phép.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ