Tin thủy sản Chiến lược nuôi đảm bảo an toàn sinh học

Chiến lược nuôi đảm bảo an toàn sinh học

Tác giả Kim Tiến, ngày đăng 26/09/2018

An toàn sinh học đang được áp dụng phổ biến trong nuôi tôm. Được định nghĩa là việc thực hành phòng trừ các tác nhân gây bệnh tại các cơ sở nuôi tôm bố mẹ, trại giống và các trang trại nuôi với mục đích phòng bệnh (Lightner 2003).

Kiểm tra tôm giống trong phòng thí nghiệm. Ảnh: PTC 

Thiết kế trang trại

Thiết kế của trang trại sản xuất cần phải phù hợp với những hoạt động an toàn sinh học. Trong đó nước biển đưa vào được xử lý trong các ao lắng trước khi sử dụng trong các ao tôm là một thiết kế hiệu quả nhất. Nếu không có ao lắng khi lấy nước vào ao, nước phải được lọc qua lưới dày để không cho cá tạp và những vật mang mầm bệnh vào ao.

Tất cả nước đưa vào và chảy ra đều cần phải được bảo vệ hoàn toàn khỏi việc rò rỉ. Lót ao bằng polyethylene (một loại nilon) với mật độ cao hoặc bê tông làm tăng an toàn sinh học. Để ngăn chặn những vật truyền virus xâm nhập vào ao, hàng rào chắn cua và đường ngăn chim cần phải được lắp đặt.

Xử lý tôm giống, nước ao

Chỉ có hậu ấu trùng sạch bệnh mới được sử dụng. Mật độ thả giống phải phù hợp với năng lượng đầu vào và kích thước hệ thống để tránh ảnh hưởng đến tôm trong hồ. Đảm bảo rằng chất lượng hậu ấu trùng được duy trì bằng cách kiểm tra kích thước tiêu chuẩn và mang cũng phát triển.

Tuân thủ đầy đủ thao tác khử trùng. Không sử dụng chung dụng cụ, thiết bị giữa các ao, Chlorine và Ozone thường được sử dụng để xử lý nước cấp. Iodine và Chlorine được sử dụng để xử lý các vật mang mầm bệnh khác như dụng cụ, giày dép và quần áo.

Chỉ sử dụng nước đã qua xử lý, hạn chế thay nước nên được áp dụng trong hệ thống. Khi xử lý nước cần phải bao hàm các bước vật lý, hóa học và phương pháp tiêu diệt mầm bệnh virus, những cá thể truyền virus. Tất cả các ống cung cấp nước phải được phủ bằng lưới để loại bỏ các động vật giáp xác, ấu trùng vào ao nuôi.

Nhằm tiêu diệt triệt để các cá thể mang mầm bệnh, Chlorine và những hóa chất khác được chấp thuận để cho vào hồ trữ và ao nuôi. Nước sau đó được giữ trong ít nhất 72 giờ để hủy hoại tất cả những mầm bệnh virus. Thay nước nên hạn chế trong suốt quá trình hoạt động để giảm thiểu khả năng đưa vào mầm bệnh.

Quản lý

Mật độ thả tôm phải phù hợp với hệ thống nuôi để đảm bảo điều kiện tối ưu cho tôm. Hệ thống sục khí được tính toàn để làm sao nước trong hồ có hàm lượng ôxy hòa tan luôn đạt ngưỡng an toàn, bằng cách hoạt động liên tục suốt ngày đêm.

Để làm tăng sức chứa của ao nuôi, bùn tích tụ dưới đáy ao cần phải loại bỏ bằng cách hút ra thông qua một cống trung tâm. Việc hút ra thường bắt đầu từ ngày 40 đến 50, tùy thuộc vào việc quản lý ao. Mỗi ao có thể hút 2 - 3 lần/tuần và tối đa hai giờ mỗi lần.

Giảm sự xâm nhập của virus vào ao nuôi: Hạn chế động vật vào ao tôm, nếu có điều kiện thì có thể rào lưới xung quanh và trên bề mặt ao. Trường hợp không có khả năng, có thể sử dụng những cắm cọc hoặc giăng dây cột bì nilon ở giữa ao để xua đuổi chim cò.

Kiểm soát con người và thiết bị

Một yếu tố quan trọng nữa chính là kiểm soát hiệu quả yếu tố vận chuyển của con người và thiết bị sử dụng vì những vật trung gian này có thể mang virus đến. Kiểm soát con người được áp dụng cho người quản lý ao cũng như các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm. Mỗi ao cần phải có thiết bị riêng để kiểm tra nước. Nếu trường hợp phải dùng chung những thiết bị như lưới, khi đó cần phải quan tâm việc khử trùng lưới trước và sau khi sử dụng.

Chỉ những người có trách nhiệm được chỉ định mới có thể xử lý mẫu và thiết bị. Nếu được yêu cầu, những mẫu thử có thể mang đến phòng thí nghiệm để được phân tích thêm.

Biện pháp sinh học, hóa học

Tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho tôm bằng việc bổ sung các sản phẩm có â-glucan 1- 3, lipopolysaccharides và peptidoglycans vào thức ăn tôm, bổ sung định kỳ hoặc khi thời tiết bất thường với liều lượng của nhà sản xuất.

Sử dụng chế phẩm vi sinh cung cấp cho ao nuôi nhằm phân giải thức ăn dư thừa, chất thải giúp đáy ao sạch, cải thiện môi trường ao. Cần mua vi sinh của các công ty có uy tín, chất lượng.

Kiểm dịch

Trong trường hợp virus bùng phát, cần tiến hành kiểm dịch nghiêm ngặt để ngăn ngừa virus lây sang ao khác hay cả nông trại. Ngay sau khi một ao được nghi ngờ là bị virus tấn công, ao đó phải được kiểm dịch với những dấu hiệu và tiêu chuẩn khác để ngăn chặn việc xâm nhập khu vực ao. Đảm bảo tất cả cổng vào và ra từ hồ được đóng lại an toàn.

Nếu phát hiện dương tính với virus, ao phải được khử trùng với Chlorine với một liều lượng cao hơn bình thường và tiến hành càng sớm càng tốt. Tất cả tôm chết cần phải thu thập lại và thiêu hủy hay chôn. Ngừng hoạt động tất cả thiết bị sục khí, nhưng không được đưa nó ra khỏi hồ. Để nước ở trong đó trong vòng 1 tuần trước khi thải ra.

Nhân tố con người cần thiết trong việc kiểm soát khu vực cách ly. Tất cả những mẫu tôm và bảng phân tích môi trường cần phải hoãn lại để ngăn ngừa lây lan đến các ao khác.

Nhận thức về an toàn sinh học là cần thiết cho tất cả nhân viên ở trang trại. Không có cách nào khác để biết khi nào virus tấn công sẽ xuất hiện, vì thế cần tuyên truyền thông qua những buổi hội thảo hay tập huấn cho những người làm việc tại trang trại là rất quan trọng.


Có thể bạn quan tâm

nuoi-tom-ket-hop-ca-ro-phi Nuôi tôm kết hợp cá… chat-dan-xuat-trong-mia-cai-thien-fcr-trong-cac-trang-trai-nuoi-ca-va-tom Chất dẫn xuất trong mía…