Mô hình kinh tế Công Nghiệp Hóa Ngành Sản Xuất Trứng

Công Nghiệp Hóa Ngành Sản Xuất Trứng

Ngày đăng 15/07/2012

Song công nghiệp hóa sản xuất, chế biến trứng ở châu Á lại chưa phát triển và châu Á lại cũng là nơi bùng phát nhiều nhất trên thế giới về dịch cúm gia cầm, ảnh hưởng đến độ an toàn của sản phẩm trứng.

Lượng trứng hàng hóa đã qua xử lý chiếm tỷ lệ thấp. Số lượng trứng được xử lý, chế biến công nghiệp ở Trung Quốc chỉ chiếm 0,13% tổng sản lượng trứng mỗi năm trong khi ở Mỹ và khối EU do chấp hành luật an toàn thực phẩm (trong đó có điều khoản phải xử lý trứng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ) thì số lượng trứng được xử lý chiếm tới 96% và 98%. Con số này ở Nhật Bản đạt 60% và Đài Loan là 20%.

Giá trứng cũng dao động lớn ở nhiều nơi trong khu vực châu Á. Giá trứng thường bị ảnh hưởng bởi giá sản xuất, mức tiêu dùng ở địa phương, mức độ ngăn ngừa dịch bệnh, sự tín nhiệm đối với sản phẩm nhập khẩu.

Sản xuất trứng "sạch"

Càng ngày, nhu cầu sử dụng thực phẩm "sạch", trong đó có trứng "sạch" lại càng tăng cao nhưng sản xuất được trứng "sạch" thì xem ra nhiều nước ở châu Á còn phải cố gắng những bước phát triển thật mạnh và dài.

Để có thể xây dựng thương hiệu trứng an toàn thì từng quả trứng được mã số hóa cùng với sự kiểm soát chặt chẽ sản xuất trứng từ đầu vào như các khâu giống, chuồng trại, thức ăn, quy trình chăn nuôi, thu gom và chế biến, bảo quản. Đồng thời, Chính phủ cần phải nỗ lực hơn để xây dựng kiến thức cho người tiêu dùng về thực phẩm an toàn. Nhờ đó, có đầu ra ổn định sẽ quay lại khuyến khích sản xuất trứng "sạch" phát triển.

Một mô hình sản xuất trứng "sạch" được xây dựng thành công ở Trung Quốc là một ví dụ rất sống động và thuyết phục.

Cty sản xuất trứng "sạch" DKY ở Bắc Kinh - Trung Quốc là một công ty khi khởi nghiệp với sự tài trợ của Chính phủ là 2 dãy chuồng gà sinh sản. Sau gần 10 năm phát triển nhờ sự xác định tiêu chí là chỉ sản xuất trứng "sạch" nên Cty đã xây dựng được thương hiệu và sản phẩm của Cty không những cung ứng được cho thị trường nội địa vốn đã rất lớn mà còn tham gia được nhiều thị trường khó tính trên thế giới.

Sản xuất trứng "sạch" cần phải khép kín để được kiểm soát toàn bộ quy trình từ chăn nuôi đến sản phẩm tiêu dùng. Mỗi quả trứng nào hoặc bất kỳ sản phẩm trứng nào bị người tiêu dùng phản ánh kém chất lượng lập tức được nhà phân phối căn cứ theo mã vạch có trên bao bì để phát hiện nhanh chóng sản phẩm trứng đó xuất phát từ trại chăn nuôi, chế biến nào và từ đó có căn cứ giải quyết sự việc, đảm bảo thương hiệu cho nhà sản xuất và an toàn cho người tiêu dùng.

Công nghệ sản xuất trứng "sạch"

Nếu chỉ giám sát, khép kín chặt chẽ các khâu từ chọn giống, chuồng trại, lựa chọn, chế biến thức ăn thì người sản xuất trứng chưa chắc đã chiếm lĩnh được thị trường mà còn phải chú trọng đến khâu chế biến sau thu hoạch để đa dạng hóa sản phẩm, tăng khả năng lựa chọn cho người tiêu dùng, mở rộng được nhiều thị trường, kích được cung để cầu phát triển. Hơn nữa khâu này lại dễ có thể công nghiệp hóa làm tăng năng suất tạo sản phẩm hàng hóa.

Trên thế giới hiện đã có công ty Sanovo Staalkat với hơn 50 nghiên cứu đã cung ứng được nhiều hệ thống chế biến trứng với quy mô công nghiệp hóa, hiện đại và đảm bảo chất lượng trứng "sạch".

Ở các công suất và kiểu dáng khác nhau, các hệ thống dây chuyền chế biến trứng gồm các công đoạn như rửa trứng (bằng bàn chải thiết kế đặc biệt và nước phun, với tốc độ nhiều nhất 30 giây/quả) -> làm khô bằng khí nóng 40-450C -> soi qua tia tử ngoại để phát hiện trứng có phôi, trứng hỏng -> phân loại trứng theo màu sắc, loại bỏ trứng dập vỏ (chính xác đến từng mm) -> phun dầu bảo quản nếu sản phẩm bán là trứng tươi.

Đối với mục đích bán dịch trứng thì dây chuyền có thêm các thiết bị như máy tách vỏ; máy tách lòng trắng, lòng đỏ; máy kiểm dịch, kiểm tra vết máu; máy đóng gói chuyên biệt, đồng thời hệ thống còn có máy thu gom lại vỏ trứng và nghiền nhỏ làm thức ăn chăn nuôi.

Nếu sản phẩm cần thu là trứng luộc thì còn có thêm máy đo xem trứng có phải là trứng của gà mới đẻ không (loại trứng này thường khó bóc), buồng luộc, máy bóc vỏ...

Nếu sản xuất bột trứng thì hệ thống máy cần có thêm buồng sấy bột, đóng gói đặc dụng và tự động.

Tuy nhiên, để có thể sử dụng được hệ thống máy chế biến hiện đại này thì phải có đủ nguồn nguyên liệu đảm bảo công suất mỗi khay xếp trứng có sức chứa và xử lý tới 24.000 quả/giờ. Điều này đòi hỏi sản lượng trứng và hệ thống thu gom trung gian phải rất phát triển. Do đó, phát triển chăn nuôi gia cầm cần chuyển dịch sang hướng gia trại, trang trại công nghiệp hóa lớn, đi đôi với đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản công nghiệp hóa, đa dạng hóa sản phẩm thì chắc chắn sẽ thu hút được nhiều thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thúc đẩy trở lại ngành chăn nuôi hấp dẫn này.


Có thể bạn quan tâm

gramoxone-giup-nguoi-trong-bap-giu-nghe Gramoxone Giúp Người Trồng Bắp… thai-binh-cang-suc-chong-choi-sau-cuon-la Thái Bình Căng Sức Chống…