Tin nông nghiệp Đề nghị xóa nợ, khoanh nợ cho nông dân gánh chịu thảm họa

Đề nghị xóa nợ, khoanh nợ cho nông dân gánh chịu thảm họa

Tác giả Nguyễn Tuyền, ngày đăng 21/08/2016

Cụ thể, trong văn bản kiến nghị Thủ tướng, Bộ Công Thương nêu rất chi tiết các kiến nghị gửi từng Bộ để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp (DN) Việt Nam trong 6 tháng cuối năm.

Trong đó, đáng chú ý là việc Bộ Công Thương đề nghị NHNN xem xét có chính sách giãn nợ, xóa nợ đối với các hộ nông dân và doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu cà phê, hồ tiêu, cao su, thủy sản nợ quá hạn do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, khô hạn, xâm ngập mặn và mất mùa.

Các tỉnh dọc Duyên hải miền Trung trong năm 2016 đang phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề từ thảm họa từ tự nhiên, cũng như con người gây ra

Đặc biệt, do hạn hán xảy ra diện rộng, thời gian kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến diện tích cây công nghiệp lâu năm của các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, vì vậy, Bộ Công Thương khẳng định: "NHNN cần xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay phục vụ tái canh cây cà phê theo hướng ưu đãi hơn, đơn giản hóa các thủ tục tiếp cận tín dụng".

Thời gian vừa qua, ngành nông nghiệp lần đầu sau 15 năm ghi nhận có tăng trưởng âm, trong đó có sự sụt giảm nghiêm lớn của ngành nông nghiệp vào GDP cả nước.

Theo Tổng cục Thống kê, sở dĩ tăng trưởng của ngành nông nghiệp sụt giảm là do những điều kiện khí hậu thất thường, đầu năm miền Bắc có đợt lạnh kéo dài xen mưa diện rộng phá hủy rau mầu và gây thiệt hại vụ lúa xuân hè.

Trung tuần tháng 3 đến tháng 5.2016, các sự kiện xâm ngập mặn nghiêm trọng diễn ra ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hạn hán cục bộ ở nhiều tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên đã phá hủy diện tích lúa, cây rau mầu, cây công nghiệp như tiêu, điều, cà phê và cao su, thậm chí ngành chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng.

Chưa dừng lại, thảm họa môi trường biển 4 tỉnh miền Trung do công ty Formosa gây ra từ Hà Tĩnh đổ vào các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, khiến các địa phương có kinh tế biển hầu như tê liệt, các hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại nghiêm trọng, trong khi đó du lịch biển ở dải đất miền Trung mới được tạo đà đã bị dội gáo nước lạnh, nhiều DN, chủ khách sạn, nhà nghỉ đang gánh khoản nợ lớn từ xây dựng nhưng không có khách, không thể có lãi trả ngân hàng.

Chính vì những nguyên nhân trên, Bộ Công Thương đã đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và 9 Bộ, ngành có liên quan các biện pháp để vực dậy ngành nông nghiệp, cũng như thúc đẩy hoạt động xuất khẩu để giúp người dân, cộng đồng DN trong nước có điểm tựa để tiếp tục phát triển.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 82,13 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ, trong đó nhóm nông, lâm thủy sản đạt 13,6 tỷ USD, tăng 4,1%, nhóm nhiên liệu, khoáng sản đạt 1,65 tỷ USD, giảm 39,4%, nhóm công nghiệp chế biến đạt hơ 62,5 tỷ USD, tăng 8,7%.

Theo yếu tố chu kỳ, xuất khẩu 6 tháng cuối năm luôn cao hơn so với 6 tháng đầu năm 10%, cùng với việc gia nhập vào các Hiệp định tự do thương mại song và đa phương (FTA), xuất khẩu của Việt Nam sẽ...

Tuy nhiên, bối cảnh được dự báo sẽ có nhiều thách thức...

trong đó là sự suy yếu và bất ổn của nhiều thị trường, tỷ giá tiền tệ nhiều nước có biến động thất thường.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp - một trong những ngành đang thu hút hơn 60% lao động và hộ dân vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, từ quy mô nhỏ, năng suất thấp đến là đối tượng chịu tác động chính của biến đổi khí hậu và các thảm họa.

Trong khi đó, động lực đóng góp tăng thu ngân sách là dầu thô đã giảm mạnh do giá dầu suy giảm và mục tiêu giảm đóng góp từ dầu thô.

Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực phụ thuộc lớn vào nhập khẩu linh kiện, phụ kiện như điện tử, tin học, lắp ráp thiết bị vô tuyến nên giá trị gia tăng thấp, trong khi nhập khẩu vẫn lớn, đe dọa sự quay trở lại chu kỳ nhập siêu của Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

chuoi-tay-tren-dat-doi-can-de-trong-ma-lai-cao Chuối tây trên đất đồi… trong-cay-an-trai-an-la-tren-bai-rac Trồng cây ăn trái, ăn…