Tin thủy sản Giải pháp kiểm soát, diệt hến, vẹm trong ao tôm

Giải pháp kiểm soát, diệt hến, vẹm trong ao tôm

Tác giả Lê Bảo Yến, ngày đăng 05/11/2019

Các loài hai mảnh vỏ (hến, vẹm, trai, hàu…) thường được tìm thấy trong ao nuôi tôm và các kênh dẫn nước ở giai đoạn ấu trùng có tiêm mao sống phù du (veliger).

Ảnh hưởng của các loài hai mảnh vỏ trong ao tôm

Những loài này ăn tảo bằng cách lọc chúng thông qua các tiêm mao. Khi quần thể các loài này phát triển quá mức trong ao tôm sẽ làm giảm mật độ tảo, làm tăng độ trong của nước ao. Cạnh tranh thức ăn, ôxy hòa tan với tôm. Hấp thụ nhiều vi khoáng, đặc biệt là canxi carbonate (CaCO3) để duy trì và phát triển vỏ, làm lượng khoáng chất trong ao (nhất là canxi) mất đi. Độ kiềm của nước giảm mạnh làm tôm bị mềm vỏ và có thể gây chết tôm. Đồng thời còn làm tôm chậm tăng trưởng, tăng tỷ lệ phân đàn. Là nguồn mang nhiều mầm bệnh có thể lây truyền sang tôm.

Phòng ngừa các loài hai mảnh vỏ gây hại trong ao

Cải tạo ao nuôi hút bùn, rải vôi và phơi ao, lấy nước qua túi lọc, diệt tạp, diệt khuẩn đúng kỹ thuật. Cần có ao lắng xử lý nước kỹ trước khi lấy nước vào ao nuôi.

Các nhà khoa học khuyến cáo, việc phòng ngừa hến vẹm, trai… xâm nhập ao nuôi sẽ hiệu quả và ít tốn kém hơn là xử lý.

Biện pháp diệt hến, chem chép, vẹm bằng sản phẩm TRIHO 05 hay OSCIL ALGA 08.

Cải tạo: 2 lít/ 1.000 m3 nước. Đối với tôm nuôi trong ao: Tôm trên 10 ngày tuổi sử dụng 0,8 lít/ 1.000 m3 nước. Tôm trên 1 tháng tuổi sử dụng 1,5 lít/1.000 m3 nước, dùng 18 - 21 giờ. Nếu thấy tôm bị yếu nên dùng trước Yucado 100% Natural/VS Yuca  trước 1 - 2 giờ hay San Anti Shock trước 6 giờ, kèm theo chạy quạt lấy ôxy cho tôm nuôi trong ao. Nếu dùng liều cao, sau 36 giờ nên dùng TOXINPOND+ để tôm khỏe. 

Cảm ơn sự hỗ trợ kỹ thuật của Công ty TNHH Sando cho bài viết này!


Có thể bạn quan tâm

my-tiep-tuc-la-thi-truong-xuat-khau-thuy-san-lon-nhat-cua-viet-nam Mỹ tiếp tục là thị… luu-y-de-vu-tom-thanh-cong Lưu ý để vụ tôm…