Trồng lúa Giới thiệu giống lúa chất lượng OM4900

Giới thiệu giống lúa chất lượng OM4900

Tác giả VAAS, ngày đăng 16/07/2019

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ

Giống lúa thuần OM 4900 đã được lai tạo chọn lọc bởi các cán bộ khoa học tại Bộ môn di truyền chọn giống thuộc Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (VLĐBSCL). Tác giả là PGS.TS. Nguyễn Thị Lang và GS.TS. Bùi Chí Bửu. Phương pháp lai cổ truyền được áp dụng với giống bố là Jasmine 85 và giống mẹ là C53 (Lemont). Trong quá trình chọn lọc các đời con lai có áp dụng kỹ thuật trợ giúp của dấu chuẩn phân tử (MAS= marker assisted selection) từ năm 2002. Mục đích đặt ra là kết hợp các đặc điểm di truyền cho năng suất cao, mùi thơm và hàm lượng amylose thấp.

OM4900 được công nhận giống  chính thức 2009 tại Quyết định Số 198/QĐ-TT-CLT Ngày 18/06/2009 và Bảo hộ năm 2010: VB44.VN.2010.

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC

- Ưu điểm

Thời gian sinh trưởng 95-100 ngày (vụ Xuân), 95-100 ngày (vụ Hè Thu).

Chiều cao cây trung bình 100-110cm

Khối lượng 1000 hạt: 29-30 gram, chiều dài hạt gạo 7,0 – 7,3mm.

Hạt gạo đẹp, trong, thon dài, hàm lượng amylose 16,0-16,8%, mùi thơm cấp 1. 

Cơm ngon, mềm, dẻo.

Giống phản ứng với đạo ôn (cấp 5), rầy nâu (cấp 3-5), phản ứng trung bình với bạc lá, chịu mặn tốt, chống đổ ngã (cấp 1).

Chịu phèn, mặn 2-3‰, thích hợp vùng đất phèn, phèn mặn, phù sa.

Tiềm năng năng suất 7,0-8,0 tấn/ha.

* Yếu điểm: Hơi nhiễm nhẹ với bệnh đạo ôn.

* LƯU Ý KỸ THUẬT

OM 4900 Lá nhỏ có thời gian sinh trưởng từ 90-95 ngày đối với vụ Hè Thu và Thu Đông, còn về vụ Đông Xuân còn phụ thuộc vào thời tiết và điều kiện canh tác và về mật độ gieo sạ có thể tăng thêm từ 3-5 ngày.

- Chiều cao cây từ 90-95 cm. Chịu phèn mặn từ 4-5‰.

- Đẻ nhánh khỏe, hơi cứng cây, lá cờ thẳng dạng lá hình lòng mo hơi héo, ít nhiễm sâu bệnh, rất dễ canh tác.

- Về phẩm chất gạo vì hạt lúa có vỏ trấu mỏng, hạt gạo dài, trong, cơm thơm và dẽo, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

- Năng suất từ 7-8 tấn/ ha, nếu chăm sóc đúng theo quy trình và giỏi có thể năng suất lến đến 10 tấn/ ha, nhưng cũng phải đủ về các mặt kỷ thuật như về vùng đất nên tăng hoặc giảm số lượng giống và phân bón để cho thích hợp và vấn đề quan trọng là do thời tiết.

Về kỷ thuật chăm sóc;

1. Chăm sóc như các giống khác, nhưng giống OM 4900 Lá Nhỏ này dạng lá hình lòng mo, có màu mở gà “vàng tranh” chứ không xanh như những giống khác, vì lý do này bà con không biết cứ bón phân thật nhiều cho lá xanh thì rất nguy hiểm đặc biệt là UREA.

2. Trước khi sạ bà con nên trục trạt cho đất nhão nhuyễn và trang bằng mặt ruộng, đánh rãnh thoát nước cứ 4-5m là 1 rãnh, đồng thời bón lót phân lân vôi có tác dụng khữ phèn, khữ chua và ngộ độc. Nếu có điều kiện bà con nên phun thuốc cỏ Diệt mầm và xữ lý thuốc trị ốc bưu vàng, đến khi sạ tháo nước ra và tiến hành kéo hàng theo chiều dài của đường thẳng cặp rãnh nước.

3. Đến 4-5 ngày sau khi sạ bà con đưa nước vào với mực nước ít “đủ để ngập mặt ruộng” nhằm để khống chế lúa cỏ lúa nền lên trong đám ruộng.

Đến 8-9 ngày sau khi sạ bà con tháo bỏ hết nước cho khô rồi đến ngày 10-12 ngày sau khi sạ đưa nước vào bón phân lần 1 là UREA 5kg + DAP 5kg + KALI 3kg + Con bò sữa 5kg. Tạo cho cây khỏe giảm tỷ lệ bệnh đầu vụ.

4. Đến 18 - 20 ngày bà  con tháo bỏ hết nước cho khô, tiến hành phun gói Bidamin theo khuyến cáo nhằm giúp cho cây lúa ra chồi khỏe, hạn chế độ dài của thân và lá tạo cho thân cây cứng hơn, tăng số hạt trên bông, hạn chế sự đổ ngã, hạn chế sâu bệnh ở giai đoạn đẻ nhánh đến phân hóa đòng cho đến khi 22-23 ngày bà con tiến hành đưa nước vào tỉa dậm và khử lẩn, qua ngày sau bón phân tiếp lần 2 với liều lượng UREA 7kg + DAP 7kg + HUMIX 1kg đồng thời tiến hành phun thuốc ngừa bệnh cháy lá đầu vụ “nên ngừa hơn trị”, có thể tăng hoặc giảm lượng phân theo từng vùng đất và từng thời điểm mùa vụ.

5. Đến khi 36-38 ngày bà con tháo nước lần nữa cho khô và phun lại gói Bidamin theo khuyến cáo nhằm thúc đẩy sự tạo đòng to, tạo tỷ lệ thụ phấn cho cây sau này, đặc biệt là giúp cho cây có thân ngắn lại và cứng hơn, bộ lá cứng hơn và thẳng đứng, hạn chế được sâu bệnh ở giai đoạn trước và sau khi đòng trổ đến chín, trong thời gian này nên theo dõi lúa đến lúc 42-45 ngày khi lúa  có tim đèn thì đưa nước vào và bón phân đón đòng trong thời gian này cây lúa có màu vàng tranh thì bà con chia làm 2 lần bón phân đón đòng rất hiệu quả:

Lần 1: 42-45 NSKS bón N 4kg + KALI 5kg + Con bò sữa 3kg + Cansibo 3kg + thuốc đặc trị sâu đục thân 1kg.

Lần 2: 48-50 NSKS bón N 2kg + KALI 3kg + Con bò sữa 2kg + Cansibo 2kg.Ý nghĩa của 2 lần bón nhằm hỗ trợ số cây con cho đủ dinh dưỡng cùng cây mẹ. Bà con có thể giảm lượng phân N (UREA) tùy theo màu sắc của lá và tùy theo mùa vụ , khi bón phân xong tiến hành khử lẫn lần 2.

6. Đến thời điểm này bà con nên kiểm tra bệnh cháy lá, đốm vằn, vàng lá nếu có dấu hiệu thì bà con nên phun ngừa các loại thuốc đặc trị là tốt nhất và có độ an toàn cho cây lúa cao hơn, không nên để có bệnh rồi mới phun.

7. Đến khi lúa chuẩn bị trổ lát đát là từ 60-65 ngày bà con nên tháo bỏ nước cho khô đợi đến khi lúa trổ đưa nước vào cho ngập gò và giữ nước lại phun thuốc trị  vi khuẩn, nấm đạo ôn, lem lép hạt, nhện gié, có thể phun thêm KALI dạng hòa tan và HUMIX cho trổ vào gạo nhanh hơn, đến thời điểm này tiến hành khử lẩn lần 3.

8. Đến khi lúa trổ điều bà con phun thêm thuốc như trên là cho an toàn và không nên phun các chất kích thích như siêu to hạt hoặc GA3 cho lớn hạt, nó sẽ làm hư hạt và nức hạt rất dễ bị đổ ngãn thì thất mùa là cái chắt.

9. Các thông tin liên quan cho lúa giống OM 4900 Lá Nhỏ này như phun thuốc bón phân có thể tùy theo mùa vụ tùy theo địa phương đừng nên lạm dụng phân bón quá mức, đặc biệt là phân UREA. Giống này hơi nhiễm vi khuẩn, thế cho nên bà con nên ngừa vi khuẩn ở 3 giai đoạn 40-45 NSKS, 60-65 NSKS, lần cuối là lúc lúa trổ điều và ngậm sữa “phun theo bộ thuốc đính kèm”. Bà con nên ngừa hơn trị.


Có thể bạn quan tâm

chu-dong-phong-chong-benh-lun-soc-den-trong-vu-mua Chủ động phòng, chống bệnh… gioi-thieu-giong-lua-dt88 Giới thiệu giống lúa DT88