Trồng lúa Giới thiệu giống lúa DT88

Giới thiệu giống lúa DT88

Tác giả VAAS, ngày đăng 16/07/2019

* NGUỒN GỐC XUẤT XỨ

Giống lúa DT88 được chọn tạo từ tổ hợp lai Hoa sữa/IRBB, sử dụng phương pháp chọn cá thể kết hợp CTPT, được sản xuất thử nghiệm theo quyết định số 64/QĐ-TT-CLT ngày 08/3/2019

* ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC

- Ưu điểm

DT88 là giống cảm ôn, thuộc nhóm ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 130-132 ngày trong vụ Xuân và 102-105 ngày (vụ Mùa) ở các tỉnh phía Bắc

Chiều cao cây: 104 - 110 cm. Cứng cây, dạng cây gọn, thân cứng, lá đứng lòng mo, đẻ nhánh khỏe, bông to, khả năng thâm canh cao. Hạt xếp hơi xít, thon dài, màu vàng sáng, gạo trắng trong, cơm ngon, dẻo, vị đậm.

Hàm lượng Amylose: 13,1%

Tiền năng năng suất trung bình: 65-70 tạ/ha, vụ Mùa: 55-6 tạ/ha.

Khả năng chống chịu: Có khả năng chống đổ tốt, chống chịu tốt với bệnh bạc lá trong vụ Mùa

- Yếu điểm: Nhiễm nhẹ với sâu bệnh hại chính.

* THỜI VỤ GIEO TRỒNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT:

+ Thời vụ gieo trồng     

- Vụ xuân gieo từ 25/01 đến 15/02, khi nhiệt độ bình quân trong ngày >150C.

- Vụ mùa gieo 10-15/06, cấy tuổi mạ từ 12-15 ngày.

Trồng được trên nhiều chân đất, thâm canh cao

Khu vực ĐBSH và TDMN: vụ Xuân gieo 20/1 – 10/2, nếu gieo mạ dược (cấy tuổi mạ 4 – 4,5 lá); vụ Mùa gieo 5/6-1/7, cấy tuổi mạ 12 – 15 ngày

Cấy 45 khóm/m² (1,5-2 kg/sào Bắc bộ), số dảnh cấy 2 dảnh/ khóm, cấy nông tay hoặc gieo 40 -45 kg/ha nếu gieo sạ.

+ Bón phân

- Lượng bón: cho 1 ha

Vụ Xuân: 8 tấn phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh với lượng quy đổi tương ứng +  220-240 kg đạm Urê + 550 kg supe lân + 200 kg Kali clorua. Cần bón cân đối giữa phân hữu cơ, phâm đạm, phân lân và kali ở các thời kỳ bón lót, bón thúc.

- Cách bón:

Bón lót toàn bộ lượng phân hữu cơ, phân lân, phân đạm 40%, phân kali 30%

Bón thúc sau khi lúa bén rễ hồi xanh: bón 50% đạm, 50% kali

Bón lượng phân còn lại trước khi lúa trỗ khoảng 17-20 ngày.


Có thể bạn quan tâm

gioi-thieu-giong-lua-chat-luong-om4900 Giới thiệu giống lúa chất… gioi-thieu-giong-lua-dt80 Giới thiệu giống lúa DT80