Tin thủy sản Hệ thống tuần hoàn trong chăn nuôi thủy sản

Hệ thống tuần hoàn trong chăn nuôi thủy sản

Tác giả Emperor Aquatics, ngày đăng 03/04/2017

Giới thiệu hệ thống lọc

Hệ thống tuần hoàn đang ngày càng trở nên phổ biến vì chúng đem lại một môi trường chăn nuôi có thể được dự đoán và liên tục. Các chủng loại cá có thể được chăn nuôi sử dụng hệ thống tuần hoàn bao gồm cá chẽm, cá tuyết Murray, cá rô bạc, cá hồng và cá chình, cộng với một số loài khác. Hệ thống này chiếm rất ít diện tích và lượng nước tiêu thụ khi đem so sánh với các dạng chăn nuôi thủy sản khác.

Hệ thống tuần hoàn có chi phí vận hành và mua mới khá cao. Vì thế, nó thường chỉ khả thi khi được sử dụng để chăn nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao. Chi phí sản xuất sẽ thấp nếu áp dụng cho một hệ thống chăn nuôi sản xuất lớn.

Nguyên tắc vận hành hệ thống tuần hoàn tương đối đơn giản. Tuy nhiên, quá trình thi công xây dựng đòi hỏi 1 trình độ chuyên môn kĩ thuật nhất định để thành công. Khi lựa chọn nhà cung cấp hoặc đơn vị tư vấn, khách hàng nên kiểm tra kĩ các thương vụ trong quá khứ của họ về hệ thống tuần hoàn, dịch vụ hậu mãi sau bán hàng như dịch vụ tư vấn về các vấn đề kĩ thuật, đảm bảo rằng hệ thống sẽ đạt được sản lượng cá mong muốn như đã được tư vấn từ ban đầu từ các nhà cung cấp.

Tài liệu này sẽ nhằm mục đích để cung cấp cho người đọc một phác thảo ngắn gọn về hệ thống tuần hoàn và cách thức quản lý nó.

Các nguyên tắc của hệ thống

Hệ thống tuần hoàn chiếm một diện tích rất nhỏ và cho phép người nuôi thả cá với mật độ cao và sản lượng cao trên một đơn vị diện tích. Việc vận hành hệ thống này là rất chuyên sâu, đòi hỏi một trình độ cao trong việc quản lý, thả cá, trang thiết bị cũng như chất lượng nước. Vì vậy điều quan trọng là phải có một sự hiểu biết về các nguyên tắc của hệ thống tuần hoàn nếu muốn quản lý một cách hiệu quả.

Hệ thống tuần hoàn là một hệ thống khép kín hoàn toàn bao gồm bể cá, hệ thống lọc và hệ thống xử lý nước. Cá được thả trong bể với dòng nước được trao đổi liên tục nhằm đảm bảo tối ưu hóa điều kiện tăng trưởng. Nước được bơm vào thông qua hệ thống lọc cơ khí và sinh học sau đó trở lại bể. Không phải 100% lượng nước trong bể được trao đổi tuy nhiên cũng rất khó để đảm bảo rằng tất cả mọi chất thải được loại bỏ hoặc chuyển đổi bởi quá trình xử lý này. Hầu hết các hình thức chăn nuôi đều gợi ý tỷ lệ trao đổi nước ít nhất 5 – 10% / ngày tùy thuộc vào tỷ lệ cho ăn và thả cá.

Các thành phần của hệ thống tuần hoàn

Một trang trại cá với hệ thống tuần hoàn bao gồm một số thành phần cần thiết cho việc quản lý bao gồm các thành phần chính và các thành phần phụ. Xin lưu ý rằng thông số kỹ thuật khác nhau có thể được yêu cầu tùy thuộc vào việc bạn sử dụng nước ngọt hay nước mặn.

Thành phần phụ

Các thành phần phụ này bao gồm các trang thiết bị và công trình không hẳn là một phần của hệ thống tuần hoàn. Các thành phần được khuyến nghị bao gồm:

Các khu nhà

Một căn nhà cách nhiệt hoặc có mái đổ là yêu cầu cần có để bảo vệ cho hệ thống tuần hoàn trước các ảnh hưởng từ thời tiết bên ngoài. Điều này cũng đảm bảo cho môi trường nuôi thả được duy trì và kiểm soát trong các điều kiện phù hợp.

Nhà chứa máy bơm

Là nơi chứa máy bơm giúp đưa không khí và nước vào trong hệ thống. Mục đích của nhà chứa máy bơm chính là để bảo vệ máy, đảm bảo rằng các chất lạ không thâm nhập vào máy do sự ẩm ướt hay các điều kiện môi trường bên ngoài dẫn tới việc làm hỏng máy bơm.

Hệ thống điện 3 pha

Hệ thống điện cần để vận hành đèn, máy bơm, hệ thống lọc, hệ thống sưởi …Hệ thống ba pha được tin tưởng lựa chọn hơn một pha do nhu cầu tiêu thụ điện năng khá lớn từ việc vận hành của hệ thống tuần hoàn.

Máy phát điện khẩn cấp

Máy phát điện khẩn cấp chỉ cần thiết trong trường hợp nguồn điện chính bị gián đoạn do trục trặc, quá tải hay bảo dưỡng. Cá chỉ có thể tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn nếu thiếu oxy hay máy lọc.

Kho dự trữ thức ăn

Để chăm sóc một lượng cá lớn đòi hỏi một nguồn thức ăn rất lớn. Một kho chứa là cần thiết để bảo vệ nguồn thức ăn khỏi sâu bọ hay nấm mốc gây ra bởi môi trường ẩm ướt. 

Cơ sở làm sạch cá và bao bì

Cá cần phải được làm sạch để loại tất cả chất cặn bã trước khi đem đi tiêu thụ. Đối với xuất khẩu, cá cần được chế biến và đóng gói cẩn thận. Vì thế, một cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn nên được kết hợp vào trang trại chăn nuôi cá. 

Các thành phần chính của hệ thống

Các thành phần chính của hệ thống bao gồm các trang thiết bị tham gia trực tiếp vào quá trình chăn nuôi cá trong hệ thống tuần hoàn. Các thành phần chính bao gồm:

Máy cung cấp oxy hay máy sục khí

Cá cần được cung cấp oxy để có thể tồn tại. Do cá thường được thả với mật độ cao trong bể chứa, các loại máy sục khí đơn giản với hệ thống sục khí cơ khí thông thường thường không mang lại hiệu quả cao. Oxy có thể được bổ sung vào hệ thống dưới dạng oxy lỏng hoặc một máy tạo oxy để duy trì nồng độ oxy thích hợp với nuôi thả mật độ cao. Máy bơm sục khí sẽ cung cấp cho bể chứa oxy và giúp tuần hoàn nước. 

Máy lọc cơ khí

Máy lọc cơ khí loại bỏ chất rắn lơ lửng thu được từ phân và thức ăn thừa. Việc loại bỏ các chất thải rắn này là rất quan trọng nhằm đảm bảo cho các ống dẫn và trang thiết bị không bị tắt nghẽn bởi chất thải. Các chất thải nếu không được loại bỏ còn làm tiêu hao lượng oxy có trong nước. Các máy lọc cơ khí khác nhau sẽ lọc ra các chất thải với kích thước hạt khác nhau. Một vài loại máy lọc thông dụng là: máy lọc dạng trống, máy lọc màng, máy lọc chưng cất tạo bọt, bể xử lý, máy lọc cát…Các máy lọc cơ khí đòi hỏi phải thường xuyên xả ngược nhằm ngăn chặn sự tích tụ bùn.

Máy lọc sinh học

Trong quá trình trao đổi chất, cá thải ra ammoniac và nitrit là các chất độc hại. Những chất này cần phải được chuyển đổi thành nitrat vô hại cho cá.

Quá trình nitrat hóa ammoniac và nitrit thành nitrat nhờ vào vi khuẩn và quá trình oxy hóa. 

Máy lọc sinh học bao gồm một bề mặt với diện tích lớn mà vi khuẩn nitrat sẽ xâm chiếm sau một vài tuần. Những vi khuẩn này sẽ chuyển đổi ammoniac và nitrit độc hại thành nitrat vô hại thông qua quá trình oxy hóa. Qúa trình này gọi là quá trình nitrat hóa. Có nhiều loại máy lọc khác nhau trên thị trường và một vài hệ thống tuần hoàn sẽ kết hợp chúng vào trong thiết kế của nó.

Thông thường, phải mất từ vài tuần cho đến một tháng để các vi khuẩn nitrat và máy lọc sinh học hoạt động. Trong thời gian đó, tỷ lệ thả và cho cá ăn cần giảm xuống.  

Tiệt trùng 

Nước được đưa qua một máy lọc tiệt trùng bằng tia cực tím hoặc ozone nhằm tiêu diệt bất kỳ các tác nhân gây bệnh, ký sinh trùng và các loại bệnh có thể xuất hiện.

Làm ấm và làm mát

Các vật nuôi khác nhau có yêu cầu khác nhau về nhiệt độ cần phải được đáp ứng để đảm bảo tốc độ tăng trưởng tối ưu. Sự trao đổi nhiệt, máy sưởi/máy làm mát bằng điện, bơm không khí vào nước để làm mát hoặc làm ấm. Việc lắp đặt hệ thống tuần hoàn trong một khu nhà có hệ thống cách nhiệt tốt là rất quan trọng. Khu nhà cần phải được xây dựng nhằm ngăn ngừa tình trạng mất nhiệt hoặc chịu thêm nhiệt do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Khu nhà còn phải đảm bảo một nhiệt độ ổn định và liên tục.

Ánh sáng dịu giúp làm giảm mức độ căng thẳng trong cá và do đó chúng ít nhạy cảm với bệnh tật và nhiễm trùng.

Chiếu sáng

Do được nuôi trong nhà, hệ thống đèn chiếu sáng nhân tạo là cần thiết để mang lại chế độ ngày đêm cho cá. Điều này giúp cho cá ăn uống và sinh hoạt bình thường và tối ưu hóa tỷ lệ sinh trưởng.

Ánh sáng dịu cũng làm giảm mức độ căng thẳng trong cá và do đó chúng ít nhạy cảm hơn với bệnh tật và nhiễm trùng.

Bể chứa

Bể cá thường có hình dạng và kích thước đa dạng tuy nhiên loại bể tròn với thể tích từ 5000 cho đến 10.000 lít là thông dụng nhất. Bể cá không thể bị ăn mòn do vậy chúng thường được làm từ chất liệu nhựa hoặc sợi thủy tinh. Bể hình tròn trơn với đáy hình nón được coi là dạng thích hợp nhất do sẽ giúp tống các chất thải rắn ra ngoài trong quá trình thoát nước.

Một số người nuôi còn xây dựng trong bể một cái lồng nhỏ dùng để bảo vệ cá con mới thả. Bằng cách này, chủ trang trại có thể cô lập và bảo vệ cá bột tránh khỏi việc bị ăn hoặc dịch bệnh. Ngoài ra, bể ươm cá cũng có thể được tích hợp vào trong hệ thống.

Máy bơm và ống dẫn

Máy bơm và ống dẫn cần để dẫn nước đi trong hệ thống. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng máy bơm và đường ống có kích thước đúng với lưu lượng nước đi qua các bể và các thành phần hệ thống khác

Quản lý chất lượng nước

Cá sống và thở trong nước, do vậy, việc tối ưu hóa các điều kiện và chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn là rất quan trọng, đặc biệt là khi thả cá với mật độ cao. Nguồn nước cung cấp vào bể mang theo oxy cho cá và đem theo các chất thải như phân, amoni, carbon dioxide và thức ăn thừa khỏi bể. Các chất thải này được loại bỏ khỏi hệ thống và chuyển đổi thành các hợp chất ít có hại hay giảm thiểu mức độ đậm đặc để không ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của cá.

Chất lượng nước cần được giữ luôn ở mức tối ưu nhằm đảm bảo sự sống cho cá và cả vi khuẩn nitrat trong bộ lọc sinh học. Cần liên tục theo dõi và lưu lại ghi chép về chất lượng nước nhằm kiểm soát mọi thay đổi có thể xảy ra. Bộ thiết bị kiểm tra chất lượng nước hay ống dò có thể được tìm mua ở các cửa hàng cung cấp dụng cụ phân tích nhưng cần chắc rằng thiết bị đó có thể thăm dò trong phạm vi được yêu cầu và nên so sánh giá vì chúng có thể khá đắt tiền.

Nhiệt độ

Việc duy trì nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của các chủng loại cá là rất quan trọng. Cá phát triển nhanh chóng ở nhiệt độ thích hợp và cải thiện chuyển hóa thức ăn. Nhiệt độ ờ mức tối ưu còn giúp cá ít căng thẳng và vì thế ít khi nhiễm bệnh.

Nhiệt độ được duy trì nhờ vào hệ thống sưởi ấm hoặc làm mát nhân tạo như đã mô tả bên trên. Sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ dễ dàng hơn.

Oxy

Tỷ lệ oxy hòa tan có lẽ là chỉ số quan trọng nhất khi nhắc đến chất lượng nước. Tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiệt độ nước, tỷ lệ cho ăn và thả cá, hiệu quả của máy sục khí tích hợp sẵn trong hệ thống tuần hoàn. Mức độ đậm đặc của oxy hòa tan nên được giữ ở mức 60% bão hòa (khoảng 5ppm) nhằm đảm bảo tỷ lệ sống và tăng trưởng của sinh vật. 

Hoạt động của các vi khuẩn có trong máy lọc sinh học cũng phụ thuộc vào mức oxy hòa tan trong nước. Nếu mức oxy hòa tan xuống dưới 2ppm, các vi khuẩn này sẽ mất tác dụng.

Việc giảm nồng độ oxy trong nước có thể do một số nguyên nhân như: thả cá mật độ cao, sự phân hủy của các chất hữu cơ như phân và thức ăn thừa. Mức oxy hòa tan thấp có thể gây tử vong cho các loài cá/thủy hải sản, gây ra căng thẳng, tăng khả năng nhiễm bệnh, chuyển hóa thức ăn kém, chậm phát triển và có thể gây chết hàng loạt trong trường hợp nặng.

Khi nước có mức oxy hòa tan thấp, chúng ta sẽ quan sát thấy cá nổi lên bề mặt để hấp thu oxy hoặc tụ tập xung quanh thiết bị sục khí. Trên thị trường có bán các đầu dò oxy dùng để đo mức oxy hòa tan trong nước rất hiệu quả cho phép người nuôi có thể phát hiện và kiểm soát mức oxy hòa tan trước khi chúng xuống mức độ nguy hiểm cho cá.

Mức oxy hòa tan có thể được duy trì nhờ thiết bị sục khí tích hợp vào hệ thống tuần hoàn. Máy phát oxy cũng rất hữu dụng do chúng tạo ra nước siêu bão hòa với oxy trước khi chảy vào ao nuôi thương phẩm.

Độ pH 

Độ pH là thước đo mức độ đậm đặc của ion Hydro (H+) trong nước. Thước đo này được tính từ 0 – 14 với mức 7 là trung hòa. Nước có độ pH dưới 7 là mang tính axit còn trên 7 là tính kiềm. Mức pH tối ưu là ở giữa 6.5 – 9. Tuy nhiên mức này có thể thay đổi một chút tùy từng loại sinh vật.

Độ pH trong hệ thống tuần hoàn có xu hướng giảm do sự hình thành CO2 tạo ra từ quá trình hô hấp của cá và vi khuẩn trong máy lọc sinh học. CO2 phản ứng với nước và hình thành axit carbonit, đẩy mức pH xuống thấp. Nếu như độ pH giảm xuống dưới 6.5 sẽ rất nguy hiểm do vi khuẩn hoạt động trong máy lọc sinh học bị vô hiệu.

Độ pH dưới mức tối ưu gây ra một số tác hại đến vật nuôi như: gây căng thẳng, tăng nguy cơ nhiễm bệnh, tỷ lệ sinh sản thấp và tỷ lệ tăng trưởng nghèo nàn. Dấu hiệu cho thấy mức độ pH đang dưới mức tối ưu là: tăng chất nhầy trên bề mặt mang cá, tổn thương mắt, hành vi bơi bất thường, vây mọc xen nhau, tỷ lệ sinh vật phù du thấp thậm chí dẫn đến tử vong.

Độ pH có thể được duy trì trong hệ thống tuần hoàn bằng cách thêm vào các chất xúc tác như như natri bicarbonate hoặc calcium carbonate, hoặc bằng cách sục khí giúp làm giảm sự tích tụ CO2. Nguồn nước nên được kiểm tra mức pH hàng ngày bằng cách sử dụng ống dò pH hoặc thiết bị kiểm tra đặc biệt có ở các cửa hàng cung cấp thiết bị nghiên cứu.

Khí carbonic - CO2

Khí carbonic (CO2) sinh ra bởi hoạt động hô hấp của cá và vi khuẩn trong hệ thống. Nếu mức CO2 tăng quá cao sẽ gây ra các vấn đề về hô hấp do nó cản trở việc hấp thu oxy. Mức CO2 đậm đặc cao trong nguồn nước làm giảm độ pH như đã nêu ở trên.

CO2 sẽ hình thành trong hệ thống tuần hoàn nếu không được loại bỏ. Sục khí sẽ giúp làm giảm CO2.

Tính kiềm của nước và độ cứng

Tính kiềm do cacbonat và bicacbonat có trong nước còn độ cứng chính là độ đậm đặc của canxi và magie. Khi canxi và magie liên kết với cacbonat và bicacbonat, độ kiềm và độ cứng của nước là liên quan chặt chẽ và cho ra các mức độ tương tự nhau.

0-75 mg/l = mềm

75-150mg/l = cứng vừa

150-300 mg/l = cứng

Trên 300mg/lm = rất cứng

Được khuyến cáo rằng mức độ kiềm và độ cứng duy trì trên 50mg/ l sẽ cung cấp một bước đệm tốt (ổn định) ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của pH xuất hiện trong ao do sự hô hấp của cá và vi khuẩn. Tuy nhiên, độ cứng của nước cao có thể gây ra sự tích tụ cặn canxi trên các đường ống và máy móc có thể gặp khó khăn trong việc loại bỏ. 

Chất thải chứa ni-tơ 

Amoniac là chất thải chưa ni tơ chính được sản sinh ra bởi cá thông qua quá trình trao đổi chất và được bài tiết qua mang như khí ammoniac. Amoniac cũng có thể được sản xuất từ quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ dẫn đến sự tan vỡ của những vật chất hữu cơ phân hủy như động vật và thức ăn thừa. 

Amoniac có hai dạng trong nước- một là dạng khí NH3 hoặc ion amoni (NH4+). Amoniac là một chất độc đối với vật nuôi khi ở dạng khí, và có thể gây kích ứng cho mang và gây các vấn đề về hô hấp. 

Amoniac trong hệ thống tuần hoàn được làm vỡ ra bởi vi khuẩn trong hệ thống lọc sinh học thông qua quá trình nitrat hóa như đã để cập trước đó. Nồng độ ammoniac phụ thuộc vào nhiệt độ nước vùa độ pH của nó. Ví dụ ở nhiệt độ và pH với nồng độ cao hơn, một số lượng lớn hơn các ion amoni được chuyển đổi thành khí ammoniac do đó gây ra sự gia tăng nồng độ ammoniac độc hại trong nước. 

Nếu nồng độ ammoniac trở nên cao, thì quan trọng phải kiểm tra tính hiệu quả của các bộ lọc sinh học trong hệ thống tuần hoàn. Bộ lọc sinh học có thể sai sót do sự cố kỹ thuật hay do sự cố trong hệ thống sinh học gây ra sự ức chết trong hoạt động của vi khuẩn. Hoạt động vi khuẩn có thể được giảm bớt do độc tính từ hóa chất, quá trình lão hóa tự nhiên, thiếu oxy, pH, v..v.. Điều quan trọng nên nhớ là vi khuẩn cũng là sinh vật sống và đòi hỏi nhiều sự chăm sóc cũng như những vật nuôi khác. 

Nếu nồng cộ ammoniac cao xuất hiện trong hồ, một loạt biện pháp có thể áp dụng, bao gồm 

Giảm hay ngừng cho ăn

Đưa nước ngọt vào hồ

Giảm mật độ thả giống

Tăng thông khí

Trong trường hợp khẩn cấp sẽ giảm nồng độ pH

Lượng ammoniac có trong hồ có thể được tính toán bằng việc ghi lại tổng ammonianitrogen (TAN), pH và nhiệt độ (bảng 1)

Ví dụ, để có được nồng độ NH3: nước tại độ pH 8.4, 28°C và 2mg/1 TAN (phép đo mẫu) có chưa 15% NH3 (từ bảng). Vì thế 2mg/1  x 15%/100 = 0.3mg/l NH3. Ngoài ra, bộ dụng cụ và máy móc đo ammoniac có thể được mua từ các cửa hàng cung cấp vật liệu phân tích. 

Bảng 1: Tỷ lệ phần trăm của TAN dưới dạng chất độc NH3 tại nhiệt độ khác nhau vào nồng độ pH. Boyd (1982) “Quản lý chất lượng nước trong việc nuôi cá”

Chất rắn

Chất thải dạng rắn, hay còn được biết như là chất hữu cơ dạng hạt bao gồm phân hoặc thức ăn thừa. Sự tích tụ của chất thải rắn trong hệ thống nên được ngăn chặn vì nó có thể gây ra sự suy giảm oxy và độc tố ammonia khi nó phân hủy. Lọc cơ học và thay nước sẽ giảm phần lớn chất hữu cơ từ hệ thống. 

Chất thải hữu cơ tồn tại dưới ba dạng chính trong hệ thống tuần hoàn:

Chất rắn lắng xuống- tích tụ tại đáy bể

Chất rắn lơ lửng- nổi trong cột nước và sẽ không lắng xuống nước. 

Chất rắn mịn và hòa tan- nổi trong cột nước và có thể gây ra kích ứng cho mang và hủy hoại sức khỏe của cá. 

Các ion hòa tan

Nồng độ ion hòa tan nên được kiểm tra trước khi nguồn nước được sử dụng vì những ion hòa tan có thể rất khó để loại bỏ. Điều này đặc biệt liên quan đến giếng nước khoan được sử dụng vì nguồn này thỉnh thoảng sẽ có nồng độ ion hòa tan cao ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của cá. Xem dưới đây một số nồng độ được khuyến cáo. 

Ghi chú: Boyd (1998) “ Chất lượng nước cho ao nuôi trồng thủy sản”

Quản lý lượng trữ

Lượng trữ trong nuôi trồng phải được quản lý cẩn thận để đảm bảo sức khỏe, sự sống và sự phát triển của vật nuôi. Điều này đặc biệt quan trọng trong hệ thống tuần hoàn vì cá thường được thả dưới mật độ cao. 

Dự trữ

Điều quan trọng là phải xem xét hành vi và sinh thái của từng giống loài trước khi quyết định nuôi loài nào. Một trong những đặc tính đời hỏi bảo gồm:

Công nghệ nhân giống 

Việc có sẵn của cá giống

Đàn cá

Kỹ thuật nuôi trồng nổi tiếng

Sẽ cho ăn những thức công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng nhanh 

Được thị trường chấp nhận 

Tỉ lệ trữ sẽ dựa vào loài cá được nuôi. 

Phân loại 

Phân loại là một hoạt động đặc biệt quan trọng khi nuôi cá bằng hệ thống tuần hoàn. Cá sẽ tăng trưởng ở những mức khác nhau vì thế cần thiết để tách những cá trưởng thành nhanh hơn khỏi những cá trưởng thành chậm để ngăn chặn khả năng ăn thịt đồng loại. 

Số lần của việc phân loại sẽ tùy thuộc vào giống cá tuy nhiên phân loại thường được thực hiện thường xuyên khi cá còn nhỏ.

Cho ăn 

Cá được cho ăn bằng động vật phù du trong giai đoạn ấu trùng và sau đó được cai và cho ăn bằng thức ăn bột khô cho đến khi đạt đến tình trạng cá giống. Phần lớn cá được mua ở dạng cá giống tuy nhiên quan trọng là nên kiểu tra điều nay với nhà cung cấp. 

Tỉ lệ cho ăn và dạng thức ăn dựa vào giống cá được nuôi. Quan trọng là không nên cho ăn nhiều quá vì nó có thể gây nên tình trạng suy giảm oxy do sự tích tụ thức ăn thừa trong bể. 

Có có thể được cho ăn bằng tay và thuòng được cung cấp thức ăn viên một hoặc hai hay thỉnh thoảng ba lần một ngày. Thức ăn viên được rải trên bề mặt nước của hồ. 

Có một loạt máy cho ăn tự động có thể được lắp đặt. Máy cho ăn tự động thường hữu dụng vì nó đòi hỏi ít nguồn lao động hơn cho ăn bằng tay. Nó cũng tránh được “gai ammoniac” xuất hiện sau khi cá được cho ăn. Nồng độ amoniac vẫn tương đối ổn định sau khi máy cho ăn tự động được dùng vì cá được cho ăn liên tục hơn là tập trung vào những khoảng thời gian nhất định.  Điều này tạo ra ít áp lực lên các vi khuẩn trong bộ lọc sinh học để chuyển hóa một lượng nhỏ amoniac liên tục chứ không phải một lượng lớn ammoniac trong một lần.

Một số ví dụ về việc cho ăn tự động bao gồm đai cho ăn nơi thức ăn được cho vào bên trong một khu vực trữ và một băng chuyền nhỏ giọt thức ăn vào trong nước đều đặn. Nhu cầu cho ăn cũng có sẵn ở nơi cá được cho ăn bằng nút bấm, thức ăn sẽ đưa ra khi yêu cầu. 

Bệnh và căng thẳng

Khi cá được thả dưới mật độ cao trong hệ thống tuần hoàn chúng sẽ có nguy cơ trở nên căng thẳng và do đó dễ mắc bệnh. Quan trọng là phải theo dõi sức khỏe của cá liên tục vì nếu dịch bệnh xảy ra nó có thể lây lan rất nhanh chóng trên khắp bể nuôi. Nông dân nuôi cá nên đảm bảo rằng ao nuôi có thế cô lập với nhau để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan khắp cả hệ thống. 

Thu hoạch và tẩy rửa 

Khi cá đạt đến kích thước phù hợp với thị trường, chúng sẽ được thu hoạch và tẩy rửa trước khi được chuyển đến thị trường tương ứng. 

Việc thu hoạch được thực hiện bằng cách dùng lưới kéo qua các hồ cá. Điều này cần phải được thực hiện càng kỹ lưỡng và hiệu quả càng tốt để ngăn chặn những căng thẳng sau này trên động vật..

Khi cá được chuyển ra khỏi ao nuôi, chúng sẽ được đặt trong một ao thanh tẩy được làm đầy với nước sạch và trong. Cá được giữ trong bể tẩy vài ngày cho đến một tuần. Điều này đảm bảo rằng “ám mùi” thường được kết hợp với cá nuôi được tẩy rửa hết và vì thế nó sẽ làm tăng lên sự chấp nhận từ thị trường

Quảng cáo

Quảng cáo là một tính năng quan trọng của việc nuôi có mà thường bị bỏ qua. Cần phải được xác định trước khi nuôi cá là sẽ bán ở đâu, bán như thế nào và số tiền sẽ lấy được từ cá. 

Giá thị trường thu được cho cá phải cao hơn tổng chi phí sản xuất được dùng trong hệ thống tuần hoàn để nuôi cá nếu không thì sẽ không làm ra được lợi nhuận. Hãy nhớ rằng tiền được làm ra trong việc nuôi thủy sản bằng việc bán cá chứ không phải nuôi cá. 

Một vài lưu ý về thiết kế hệ thống. 

Thiết kế của hệ thống tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản khác phức tạp và để cho hệ thống hoạt động một cách hữu ích, các thành phần và các chi tiết kỹ thuật được dùng chính xác. Xin lưu lý rằng cách thành phần và thông số sẽ khác nhau cho cả hệ thống nước ngọt và hệ thống nước mặn và vì thế bạn không thể thay đổi toàn hệ thống từ nước ngọt sang nước mặn maà không có bất kỳ thay đổi lớn nào trong thiết kế. Ví dụ thành phần không gỉ bắt buộc phải được dùng và một bộ lọc sinh học lớn được đòi hỏi trong hệ thống nước mặn. Hệ thống tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản là một sự đầu tư lớn và việc xem xét cẩn thận cần được thực hiện khi mua thiết bị. Một danh sách kiểm tra nên được xây dựng để hỗ trợ trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Nếu một bản sao không bao gồm hết trong tài liệu này, chúng tôi khuyên bạn nên nhận được một bản bằng cách thông qua PIRSA sở nuổi trồng thủy sản SA.

Nội quy và quy định

Trước khi ai đó có thể mạo hiểm trong việc nuôi cá sử dụng hệ thống tuần hoàn thì giấy phép nuôi trồng thủy sản cần phải có thông qua hiệp hội nuôi trồng thủy sản SA trong Primary Industries và Sở tài nguyên Nam Australia (PIRSA). Giấy phép này sẽ được ghi lại những ứng viên như những người nuôi cá đã đăng ký và do đó cho phép họ bán những sản phẩm của mình. 

Trước khi giấy phép có thể được cấp bởi hiệp hội nuôi trồng thủy hải sản SA cho các ứng dụng trên đất liền, có thể được yêu cầu chấp thuận bởi Cục môi trường, di sản và buôn bán thổ sản (DEHAA), Cục bảo vệ môi trường (EPA) và hội đồng địa phương 

Xử lý nước thải từ trang trai nuôi cá sử bằng việc sử dụng hệ thống tuần hoàn khá quan trọng đối với môi trường vì nó được quy định mạnh mẽ. Nước thải có thành phần dinh dưỡng rất cao và nếu nó thoát ra hệ thống nước tự nhiên, có thể gây ra tảo bao gồm tảo xanh có nhiều chất độc hải đối với sinh vật. Quy định cho thấy rằng nước thải nên được bơm vào các hồ đập để giải quyết hoặc sử dụng cho việc tưới tiêu. Một số nông dân khám phá ra những ý tưởng cho việc sử dụng nước thải để trồng cây trong nước mà sẽ làm sạch những chất dinh dưỡng của nước và cũng cung cấp cho người nuôi cá thêm một loại cây trồng thay thế. 


Có thể bạn quan tâm

chat-luong-nuoc-va-quan-ly-chat-luong-nuoc-trong-nuoi-trong-thuy-san Chất lượng nước và quản… muc-do-dam-dac-cua-oxy-hoa-tan-trong-ao-nuoi-trong-thuy-san Mức độ đậm đặc của…