Mô hình kinh tế Hiệu quả từ một dự án

Hiệu quả từ một dự án

Tác giả Hội Nông Dân Việt Nam, ngày đăng 25/12/2015

Thế nhưng từ khi mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất rau, hoa thương phẩm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Đạ Sar đã làm thay đổi hoàn toàn cách nghĩ của bà con nông dân nơi đây.

Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất rau, hoa thương phẩm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Lạc Dương” được Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng đứng ra thực hiện bắt đầu từ năm 2006.

Từ hiệu quả kinh tế của dự án sau 2 năm triển khai tại xã Lát – Lạc Dương, dự án được tiếp tục triển khai tại xã Đạ Sar từ tháng 3/2010 đến 3/2012 với mục tiêu hướng đến là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau, hoa theo hướng an toàn; chuyển đổi giống cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng đất.

4 mô hình được áp dụng tại một số gia đình trên địa bàn xã Đạ Sar trong thời gian 2 năm là mô hình trồng hoa cúc, mô hình trồng hoa glay ơn, mô hình trồng súp lơ xanh và mô hình trồng rau sà lách corôn.

Hình ảnh một nhà mái che rộng chừng 600m2, một hệ thống phun tưới tự động mọc lên tại vùng đồi đầy nắng gió này thôi thúc sự chú ý của nhiều người qua lại, mà nhất là đối với bà con đồng bào nơi đây.

Bởi từ trước tới nay bà con đồng bào chủ yếu trồng cà phê và trồng một số hoa màu theo lối truyền thống, thêm vào đó là việc đầu tư để làm nhà kính đã ngót hàng chục triệu đồng.

Nhìn những luống hoa cúc đang từng ngày phát triển hứa hẹn ngày thu hoạch thắng lợi không xa, hỏi thăm chúng tôi được biết cách đây hơn 2 năm gia đình anh được Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng khảo sát, tìm hiểu và chọn tham gia vào dự án ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Lạc Dương.

Chúng tôi tìm đến nhà ông Kơ Să Ha Tang- một hộ được chọn trồng hoa cúc trong nhà kính.

Với diện tích đất nông nghiệp trên 2 ha, mặc dù quanh năm suốt tháng gắn bó với nương rẫy nhưng gia đình ông cũng không khá lên được bởi vẫn áp dụng tập quán canh tạc lạc hậu.

Từ khi gia đình ông Ha Tang được Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng đầu tư khoảng 40 triệu để làm nhà kính, cấp cây giống, phân bón, máy tưới, hệ thống thống tưới tự động, giàn đèn… Áp dụng những kỹ thuật được tập huấn, hướng dẫn; ông Ha Tang đã chăm sóc vườn cúc đúng quy trình nên vườn hoa phát triển rất tốt.

Dự án kết thúc, với nhà mái che rộng 400m2 của dự án để lại, gia đình ông tiếp tục trồng hoa cúc khi đã được trang bị một cách đầy đủ kiến thức về trồng hoa thương phẩm và có được niềm tin từ hiệu quả mà dự án đã mang lại.

Có thể nói việc xây dựng những mô hình điểm, tổ chức hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao thông tin khoa học công nghệ, đào tạo 20 kỹ thuật viên cho bà con nơi đây về quy trình trồng rau và hoa là bước đệm, là cơ sở nền tảng vô cùng quan trọng để cây rau và hoa trên vùng đất này có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Qua 2 năm triển khai, mô hình trồng rau và hoa trên địa bàn, ông Kơ Să Ha Xếp - Chủ tịch HND xã Đạ Sar cho biết: “Bà con ở đây chủ yếu thâm canh cây cà phê, hiện tại có rất nhiều diện tích cà phê già cỗi cho năng suất thấp, trong khi đó qua dự án đã cho thấy điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở đây rất thích hợp với nghề trồng rau, hoa, mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với trồng cà phê.

Sắp tới, chúng tôi sẽ vận động bà con để chuyển đổi những diện tích cà phê già cỗi, đất trồng bắp sang trồng và thâm canh cây rau, hoa có giá trị kinh tế cao hơn”.

Dự án kết thúc không những mang lại hiệu quả kinh tế cho những hộ tham gia mô hình này mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với bà con nông dân DTTS ở đây.

Bà con được trang bị những kiến thức về nghề trồng rau, hoa theo hướng công nghệ cao.

Cây rau và hoa tuy mới bén rễ trên những mảnh đất của bà con đồng bào DTTS Đạ Sar nhưng thực sự hứa hẹn nhiều triể

 


Có thể bạn quan tâm

lai-300-trieu-dong-moi-ha-rau-vietgap Lãi 300 triệu đồng mỗi… nuoi-dui-mo-hinh-kinh-te-moi-o-xa-eakpam Nuôi dúi - Mô hình…