Khôi phục vườn cây có múi sau thu hoạch
TS Hồ Văn Chiến, nguyên Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam cho biết, qua những khảo sát về cây cam xoàn sau khi thu hoạch, bộ phận suy yếu đầu tiên là rễ cây.
Chăm sóc vườn cây ăn trái sau thu hoạch ở ĐBSCL
Do rễ cung cấp hết dinh dưỡng nuôi trái, sau khi thu hoạch không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt. Bên cạnh đó, bộ phận lá sau giai đoạn quang tổng hợp để nuôi trái sẽ bị giá, không còn tốt. Đây là 2 bộ phận sẽ suy kiệt đầu tiên, sau đó là thân cây.
Đặc tính của cây có múi nói chung và cây cam xoàn nói riêng là phải tạo cành, tỉa tán sau khi thu hoạch. Đặc tính của cây cam, càng cắt càng sâu càng cho ra trồi mạnh. Đặc biệt, cây cam cho trái ở chồi cành, nếu không cắt tỉa cây sẽ ra lại tược cũ và không cho ra nhiều tược, dẫn đến những vụ sau cây không ra nhiều trái. Bên cạnh đó, phải bón phân bổ sung chất dinh dưỡng bồi bổ cho bộ rễ phát triển và cho thân cây dự trữ lại năng lượng, để từ đó cây cho ra lá non mới.
Đối với việc bón phân phục hồi vườn cây có múi, đặc biệt là cây cam, bà con nên bón phân một cách hợp lý dựa vào độ tuổi của cây, lấy tỉ lệ đạm chia cho kali nếu ra kết quả dao động từ 2 - 2,5 là thích hợp nhất, tránh bón thừa phân đạm làm trái bị to và chua.
Để giúp vườn cây trồng phát triển tốt, cần bón phân chuồng trước, sau đó bón phân hữu cơ. Do trong phân chuồng có rất nhiều vi sinh vật, những vi sinh vật này hoạt động biến urê thành dạng đạm dễ tiêu, lân khó tiêu thành lân dễ tiêu. Khi các vi sinh vật đã có trong đất, tiếp tục bón phân vô cơ. Nếu vườn bị chua, cần điều chỉnh bón phân cá kết hợp với phân chuồng, bón cách nhau 1 năm để cân đối lượng pH trong đất. Nếu bón liên tục sẽ đẩy độ pH lên cao, gây ra hiện tượng giữ phân bón lại, dẫn đến chết cây.
TS Lê Quốc Điền, GĐ Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (Viện Cây ăn quả miền Nam) cho biết thêm, đối với các loại cây có múi, khâu cắt tỉa sau khi thu hoạch rất quan trọng. Đây là khâu quyết định cho quá trình SX, nếu không xử lý không đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến rất nhiều khó khăn trong quá trình canh tác như sự phân bố của các cành mang trái không đồng đều, dẫn đến ảnh hưởng rất lớn đến nâng suất. Vì vậy, khi cắt tỉa cành phải chọn đúng vị trí cắt tỉa sẽ giúp cành phát triển tốt.
Trước khi cắt tỉa vào năm thứ 3 bà con cần lưu ý phun một số loại thuốc trừ nấm. Đối với 2 đợt ra đọt chính vào mùa xuân và mùa hè sẽ cho ra hầu hết trái loại 1. Do đó những đợt cho đọt khác không quan trọng bằng 2 đợt cho đọt này, bắt buộc cắt tỉa phải cho ra 100%, giữ đợt đọt này thật tốt, tránh sâu bệnh làm ảnh hưởng đến giai đoạn sau. Trong giai đoạn này, cần lưu ý hiện tượng lá già rụng sớm làm ảnh hưởng đến năng suất trái.
Theo TS Điền, về kỹ thuật cắt tỉa cần lưu ý một số vấn đề, tỉa một số cành có hiện tượng lá nhỏ bất thường, để phục hồi bộ lá. Kích thước lá rất quan trọng, không để kích thước lá thay đổi vào vụ thứ 3, mép lá phải dày, để giúp năng suất vẫn giữ ổn định cho vụ sau.
Sau khi cắt tỉa cần kiểm tra và rửa bộ rễ, nếu bộ rễ sau khi rửa trắng như màu củ cải thì khi đó bón phân rễ sẽ hấp thụ tốt, nếu bộ rễ trong như màu bánh da lợn thì khi bón phân rễ sẽ không hấp thụ tốt. Trước 3 ngày bón phân, cần tưới nước đầy đủ sẽ giúp cho bộ rễ có màu trắng, giúp cây phục hồi và phát triển tốt.
Sau khi thu hoạch, nên bón phân chuồng để giữ đất màu mỡ
Vào thời điểm hiện tại mưa nhiều, nước được tích trữ trong đất vườn rất nhiều. Vì vậy, phải làm cho đất thật ráo, rút nước ra khỏi vườn để giữ mực nước từ mặt liếp xuống mặt nước khoảng 8 tấc. Sau khi thu hoạch cần bón vôi toàn bộ mặt liếp từ 50 - 100 kg/công để sát khuẩn ngăn chặn nguồn dịch bệnh không phát triển mạnh vào mùa mưa. Bên cạnh đó, không xới đất vào mùa mưa, do rễ cây bị ảnh hưởng bởi một số bệnh thối rễ, gây ảnh hưởng đến bộ rễ cây.
Sau khi thu hoạch, nên bón phân chuồng để giữ đất màu mỡ. Nên kiểm tra đất vườn xem chỉ số màu mỡ của đất, hàm lượng hữu cơ trong đất phải đạt trên 2%, lân dễ tiêu phải đạt hàm lượng 80 mg/kg, magiê và kali dễ tiêu phải từ 100 mg/kg, nguyên tố canxi phải trên 1.000 mg/kg. Đây là những chỉ số làm cho chất lượng cây có múi ít bị khô và giúp cây hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.
Sau khi đất đạt được những chỉ tiêu trên, mỗi năm bà con chỉ cần bón 10kg phân chuồng đủ giúp cây phát triển bộ rễ. Sau khi thu hoạch và cắt tỉa, phải kiểm tra xem những cành nhánh những cành nào ra đọt non trễ để từ đó phun bổ sung một ít chất GA3 giúp vườn cây ra chồi non đồng loạt để dễ xử lý, chăm sóc và quản lý sâu, bệnh hại.
Khi bón phân vào thời điểm trái rụng nhụy, bà con cần lưu ý, từ tuần 1 đến tuần 25 rất cần tăng kích thước trái, có thể bón công thức đạm cao hơn các loại chất khác. Sau tuần 25, tiếp tục phun thuốc dưỡng để tăng kích thước trái. Giai đoạn cuối, cần bón thêm kali để trái ngọt, vỏ mỏng, tránh bón nhiều kali sẽ làm trái không lớn được.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ