Trồng lúa Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Bệnh Hại

Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Bệnh Hại

Ngày đăng 19/01/2011

Bệnh đạo ôn:

Bệnh cháy lá là do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại trong cả 2 vụ ĐX và HT và ở tất cả các giai đoạn của cây lúa. Bệnh thường tấn công trên lá, đốt thân, cổ lá và cổ gié. Bệnh đặc biệt thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu mát lạnh, có sương mù như trong vụ đông xuân.

Sử dụng biện pháp sau đây để phòng trị:

* Thăm đồng thường xuyên 5-7 ngày lần để phát hiện bệnh kịp thời.* Khi thấy có một vài vết bệnh xuất hiện, sử dụng thuốc hóa học Tricyclazole hay Probenazole để phun.

Bệnh khô vằn:

Bệnh khô vằn do nấm gây ra và phát triển mạnh ở vụ Hè thu vào giai đoạn sau khi đẻ nhánh tối đa, hoặc  khi tán lúa vừa phủ kín mặt ruộng (35-40 NSS).

Để phòng trừ bệnh này cần áp dụng các biện pháp sau đây:
* Vệ sinh đồng ruộng như làm sạch cỏ và các tồn dư của vụ trước.* Xử lý đất bằng biện pháp cày phơi ải hoặc cho đất ngập nước trong thời gian 15-30 ngày để diệt mầm bệnh
* Sử dụng thuốc hoá học: không cần phải phun hết cả ruộng mà chỉ phun cục bộ ở từng điểm có bệnh. Sử dụng các loại thuốc sau để phòng trị bệnh: Hexaconazol, Iprodione.

Bệnh Bạc lá

Bệnh Bạc lá do vi khuẩn gây ra, bệnh thường phát triển và gây hại nặng vụ Hè Thu trong giai đoạn 40 NSG trở đi. Bệnh lây lan qua con đường hạt giống. Để phòng trị bệnh chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lý hạt giống như đã khuyến cáo.


Có thể bạn quan tâm

ky-thuat-trong-lua-phong-tru-chuot Kỹ Thuật Trồng Lúa -… ky-thuat-trong-lua-phong-tru-sau-hai Kỹ Thuật Trồng Lúa -…